Danh mục

Truyện Tiếng chuông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.71 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một buổi sáng Vi chạy ra chợ Kho 11 mua gói xôi đậu phụng. Trước khi chun vào con hẻm nhỏ ra về, Vi bước chậm lại đưa mắt rà hai bên đường khu chợ Kho 11 để tìm một cửa hàng. Gió thổi giật mạnh mấy tấm nilon bên cạnh tiệm tạp hóa bay lất phất làm Vi chú ý và dừng mắt nhìn kỷ vào một cửa tiệm. Vi bước vào nói với bà chủ tiệm Vi là em của chị Hà, đến đây để lấy gói hàng chị Hà gửi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện Tiếng chuông Tiếng chuôngMột buổi sáng Vi chạy ra chợ Kho 11 mua gói xôi đậu phụng. Trước khi chun vào conhẻm nhỏ ra về, Vi bước chậm lại đưa mắt rà hai bên đường khu chợ Kho 11 để tìm mộtcửa hàng. Gió thổi giật mạnh mấy tấm nilon bên cạnh tiệm tạp hóa bay lất phất làm Vichú ý và dừng mắt nhìn kỷ vào một cửa tiệm. Vi bước vào nói với bà chủ tiệm Vi là emcủa chị Hà, đến đây để lấy gói hàng chị Hà gửi. Bà chủ trao cho Vi gói hàng để sẳn bêngóc tường, Vi cầm lấy chạy về nhà.Vi theo chị Hà về xóm nhà nghèo ở Kho 11 quận Tư sau khi rời bỏ quê hương. Trướcniên học mới chị Hà dẫn Vi đến thăm gia đình một người thân ở Hòa Hưng và nhờ maycho Vi cái quần sọt kaki màu xanh để đi học. Trước ngày nhập học chị Hà đưa Vi đếntrường tiểu học Tôn Thất Thuyết để ghi danh. Vi mặc áo semi trắng và cái quần sọt kakixanh có hai cái túi. Vi thọt tay vào túi quần đi qua đi lại ngắm nghía mãi, Vi mê nó thấyrõ! Chị Hà nắm tay Vi dẫn đi, chỉ chỗ này chỗ nọ và dặn dò Vi hãy nhớ cho kỷ để saunày tự đi học. Từ đó hằng ngày Vi lội bộ từ con hẻm nhỏ bên khu chợ Kho 11 ra đườngĐổ Thành Nhân, đi ngang qua trường Khánh Hội để đến trường tiểu học Tôn ThấtThuyết.Ngày đầu đến trường Vi nói tiếng Quảng rất chuẩn và chính xác đến 101 phần trăm!Nhưng sao đám con nít học cùng lớp Vi cứ đứng trơ người ra như đám ngũ nghinh,không hiểu Vi nói gì! Sau đó Vi phải đem cái giọng Quảng chuẩn không cần chỉnh nàydấu dưới gầm giường, và từ từ học nói giọng Sài Gòn. Đến năm lớp Nhì là Vi học ởtrường tiểu học Tôn Thất Thuyết được hai năm, và tiếng Sài Gòn của Vi đã giỏi, thì cũnglà lúc Vi phải theo chị Hà dời đi nơi khác.Vi mang gói hàng và nắm xôi đậu phụng bước vô nhà:-“Sao mình phải dời đi chỗ khác hả chị? Gói hàng của chị đây nề.”Chị Hà nắm lấy gói hàng.-“Đã nói nói với em rồi, mình phải đi vì nơi đây không còn ở được nữa. Em ăn miếng xôiđi rồi giúp chị một tay sắp xếp đồ đạt kẻo trễ.”-“Nhưng sao anh Ba ở đây được mà mình phải dọn đi?”-“Em hỏi nhiều quá, sau này lớn hơn một chút chị sẽ nói cho em biết.”-“Nhưng đi nơi khác em phải đổi trường, em muốn học trường này thôi.”-“Chị đã nghĩ rồi, nếu em muốn giữ trường này học thì em cứ về đây học.”-“Vậy chỗ mới không xa nơi nầy lắm hả chị?”-“Không xa lắm, em đừng lo. Bây giờ em ăn xong chưa, theo chị vào chào anh Ba rồimình đi.”Hai chị em xách gói hành lý rời căn nhà trọ bên con hẻm chợ Kho 11, Khánh Hội ra đónxe lam về đường Nguyễn Huệ, Phú Nhuận.Ở đây được người thân giới thiệu cho một cái chái lớn đủ để kê một cái giường tre, mộttấm ví ngăn đôi cái giường và cái bếp. Cái bếp thật sự chỉ có cái lò-sô đốt bằng dầu hôiđặt trên nền đất, bên cạnh là cái lu nước nhỏ màu vàng. Sau khi đặt gói đồ xuống giường,Vi nói với chị:-“Trời ơi! Xa như vầy mà chị nói không xa lắm, làm sao em về trường cũ học đây?” Vibuồn rầu.-“Em ơi, chị biết em buồn lắm, nhưng chị chỉ có thể làm những gì chị làm được thôi. Chịcũng buồn như em vậy. Nhưng không còn ở với anh Ba được nữa mà mình cũng khôngcòn ai thân thuộc ở Kho 11 để em ở đó đi học cho gần. Hay là chị xin trường nơi đây choem đi học, em muốn không?”-“Em muốn học ở trường Tôn Thất Thuyết thôi.” Vi vùng vằng quay mặt ra ngõ.-“Cũng được vì cuối khóa học này em thi vào trung học rồi, em không nên đổi trường.Vậy thì chị sẽ mua chiếc xe đạp rồi mỗi ngày em đạp xe xuống đó học nhe.”Từ đó mỗi ngày Vi thức dậy thật sớm, lọc cọc đạp chiếc xe đạp cà tàng hằng giờ từ PhúNhuận xuống Kho 11, Khánh Hội để đi học.Chị Hà hằng ngày ra chợ Cây Quéo bán hàng cho một người thân, tối về hai chị em thủthỉ chong đèn dầu học trong cái chái chật hẹp. Chiến tranh bom đạn đã san bằng tài sảnvà nhà cửa của cha mẹ Vi. Gia đình kẻ Nam người Bắc, từ những đứa con trong một giađình giàu có ở làng bây giờ chị em Vi bước xuống tận cùng xã hội. Chị Hà ngày xưa họcđến lớp đệ Tứ rồi chạy giặc. Bây giờ không có điều kiện vào trường nên chị tự học saunhững giờ buôn bán phụ ngoài chợ.Chị Hà bảo Vi phải ráng học cho giỏi để sau này có cái nghề mà sống. Chị nói chứ nhưCha Mẹ mình đó, giàu có ruộng đất bề bề mà đâu bằng có cái nghề trong tay. Ba thứ đấtđai đó có mang theo được đâu, nên sau ngày tản cư Cha Mẹ mình phải làm lại cuộc đời từđầu. Khổ lắm em thấy không!Có những ngày cuối tuần hai chị em đạp xe đi chơi ở miền quê ngoại ô Gò Vấp. Bênnhững cánh đồng lúa chín vàng hai chị em rong chơi hồn nhiên chạy nhãy, đuổi bắtnhững con cào cào màu sắc rực rỡ. Những bông lúa chín vàng uốn mình lất lư trước làngió mát, cộng với mùi thơm của lúa, của ruộng đồng sông nước và màu vàng nhạc trãi dàixa tít bao la trên cánh đồng đã đưa chị em Hà trở về thời thơ ấu. Ở đó, vào ngày mùa lúachín chị Hà và đàn con nít trong làng nô đùa trên những thửa ruộng đã gặt xong, chỉ cònnhững gốc rạ khô nằm phơi mình dưới nắng cháy. Nắng sưởi khô ruộng đồng và nhữnggốc rạ cũng bị mòn đến trơ trụi dưới những bàn chân con nít hằng ngày chạy đá banh trênđó. Những quả banh đơn sơ và mộc mạc nh ...

Tài liệu được xem nhiều: