Từ bài học Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt đến việc thiết kế bài giảng - ThS. Lê Hoàng Giang
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 282.98 KB
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt" tiến bộ về cấu trúc rất dễ cho việc thực hiện các phương pháp dạy học Tiếng điển hình của giáo viên trong quá trình soạn giảng... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt" đến việc thiết kế bài giảng - ThS. Lê Hoàng Giang Phần 1: Từ bài học Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt đến việc thiết kế bài giảng ThS. Lê Hoàng Giang Viện NCGD - ĐHSP Tp. HCM 1. Nhận xét chung Như vậy, chương trình Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn Trung học Cơ sở nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêng đã được thực hiện tám năm qua. Bộ Giáo dục, đặc biệt là nhóm những người làm chương trình đã nhận được sự đồng tình ủng hộ ở phía những người thực hiện về hướng tích cực và tích hợp. Những người làm chương trình đã tạo ra một bài học tiếng Việt có cấu trúc phù hợp, tiến bộ, dung lượng kiến thức chính xác, vừa vặn. Các tác giả đã nhanh chóng đưa vào bài học tiếng Việt những đơn vị kiến thức mới theo sự biến đổi phù hợp của từ vựng, giúp cho giáo viên kịp thời cập nhật những thông tin mang tính thời sự về sự phát triển của ngôn ngữ. Đó là việc nhìn nhận đánh giá chung về cấu trúc nội dung chương trình. Nhưng khi đi vào từng bài học cụ thể, chúng ta thấy còn có một vài hạn chế, thiếu sót đáng được quan tâm. 2. Trao đổi bổ sung Bài học Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt(1) tiến bộ về cấu trúc rất dễ cho việc thực hiện các phương pháp dạy học Tiếng điển hình của giáo viên trong quá trình soạn giảng. Tuy nhiên, ở bài học này, chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn hoàn toàn về đơn vị kiến thức cơ bản. Cụ thể, trong phần ghi nhớ, người viết chương trình đã lưu ý như sau: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Theo tôi, đây là một định nghĩa chưa đầy đủ, gây nhầm lẫn với đơn vị Tiếng. Về điều này, tôi xin được lý giải như sau: 2.1. Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị tầng bậc: Âm vị, Hình vị (âm tiết, Tiếng), Từ, Cụm từ, Câu... Âm vị là đơn vị nhỏ nhất, tối giản của âm vị học không thể phân ra thành những âm vị học nhỏ hơn, đơn giản hơn, có giá trị khu biệt nghĩa. Tiếng là một đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của Tiếng Việt, vừa là hình vị, vừa là âm tiết, có thể có ý nghĩa và có giá trị về mặt hình thái. Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn về Tiếng: Đứng về phương diện ý nghĩa, có thể chia Tiếng thành hai loại: Tiếng tự thân có nghĩa và Tiếng tự thân vô nghĩa. Ví dụ về 1You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Tiếng có nghĩa: thôn trong nông thôn; đẹp trong đẹp đẽ; kỳ trong quốc kỳ; trưởng trong Viện trưởng,... Ví dụ về Tiếng tự thân vô nghĩa: lụng trong làm lụng; đủng, đỉnh trong đủng đỉnh; lùng trong lạnh lùng;...(2) là rất chuẩn xác. Nghĩa là, đứng về cách dùng mà xét, Tiếng chia thành hai loại: Tiếng độc lập và Tiếng không độc lập. Tiếng độc lập chính là từ đơn, Tiếng không độc lập là loại đơn vị chuyên đứng làm thành tố của một tổ hợp nào đó. Nói đến Tiếng là người ta chú ý ngay đến hình thức ngữ âm, quan tâm đến các bộ phận: phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu có mặt đầy đủ hay không. Như vậy, Tiếng là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng làm thành tố trong một tổ hợp từ, đặt câu. Còn khi nói đến Từ thì chúng ta phải nghĩ ngay rằng, đó là một đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ, dùng để gọi tên các sự vật và thuộc tính của chúng, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là một tổng thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng ngôn ngữ. Các dấu hiệu đặc trưng của Từ là tính hoàn chỉnh, tính có thể phân chia thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dễ dàng trong lời nói. Từ có thể phân chia thành các cấu trúc: cấu trúc ngữ âm của từ, cấu trúc hình thái của từ và cấu trúc nghĩa của từ. Cấu trúc ngữ âm của từ là toàn bộ các hiện tượng âm thanh tạo nên vỏ ngữ âm của từ; cấu trúc hình thái của từ là toàn bộ các hình vị tạo nên từ; cấu trúc ngữ nghĩa của từ là toàn bộ các nghĩa khác nhau của từ. Như vậy, việc bổ sung thêm có nghĩa vào phần ghi nhớ [Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.] là hợp lý, chuẩn xác. Lúc bấy giờ, giáo viên giảng, học si ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt" đến việc thiết kế bài giảng - ThS. Lê Hoàng Giang Phần 1: Từ bài học Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt đến việc thiết kế bài giảng ThS. Lê Hoàng Giang Viện NCGD - ĐHSP Tp. HCM 1. Nhận xét chung Như vậy, chương trình Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn Trung học Cơ sở nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêng đã được thực hiện tám năm qua. Bộ Giáo dục, đặc biệt là nhóm những người làm chương trình đã nhận được sự đồng tình ủng hộ ở phía những người thực hiện về hướng tích cực và tích hợp. Những người làm chương trình đã tạo ra một bài học tiếng Việt có cấu trúc phù hợp, tiến bộ, dung lượng kiến thức chính xác, vừa vặn. Các tác giả đã nhanh chóng đưa vào bài học tiếng Việt những đơn vị kiến thức mới theo sự biến đổi phù hợp của từ vựng, giúp cho giáo viên kịp thời cập nhật những thông tin mang tính thời sự về sự phát triển của ngôn ngữ. Đó là việc nhìn nhận đánh giá chung về cấu trúc nội dung chương trình. Nhưng khi đi vào từng bài học cụ thể, chúng ta thấy còn có một vài hạn chế, thiếu sót đáng được quan tâm. 2. Trao đổi bổ sung Bài học Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt(1) tiến bộ về cấu trúc rất dễ cho việc thực hiện các phương pháp dạy học Tiếng điển hình của giáo viên trong quá trình soạn giảng. Tuy nhiên, ở bài học này, chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn hoàn toàn về đơn vị kiến thức cơ bản. Cụ thể, trong phần ghi nhớ, người viết chương trình đã lưu ý như sau: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Theo tôi, đây là một định nghĩa chưa đầy đủ, gây nhầm lẫn với đơn vị Tiếng. Về điều này, tôi xin được lý giải như sau: 2.1. Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị tầng bậc: Âm vị, Hình vị (âm tiết, Tiếng), Từ, Cụm từ, Câu... Âm vị là đơn vị nhỏ nhất, tối giản của âm vị học không thể phân ra thành những âm vị học nhỏ hơn, đơn giản hơn, có giá trị khu biệt nghĩa. Tiếng là một đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của Tiếng Việt, vừa là hình vị, vừa là âm tiết, có thể có ý nghĩa và có giá trị về mặt hình thái. Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn về Tiếng: Đứng về phương diện ý nghĩa, có thể chia Tiếng thành hai loại: Tiếng tự thân có nghĩa và Tiếng tự thân vô nghĩa. Ví dụ về 1You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Tiếng có nghĩa: thôn trong nông thôn; đẹp trong đẹp đẽ; kỳ trong quốc kỳ; trưởng trong Viện trưởng,... Ví dụ về Tiếng tự thân vô nghĩa: lụng trong làm lụng; đủng, đỉnh trong đủng đỉnh; lùng trong lạnh lùng;...(2) là rất chuẩn xác. Nghĩa là, đứng về cách dùng mà xét, Tiếng chia thành hai loại: Tiếng độc lập và Tiếng không độc lập. Tiếng độc lập chính là từ đơn, Tiếng không độc lập là loại đơn vị chuyên đứng làm thành tố của một tổ hợp nào đó. Nói đến Tiếng là người ta chú ý ngay đến hình thức ngữ âm, quan tâm đến các bộ phận: phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu có mặt đầy đủ hay không. Như vậy, Tiếng là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng làm thành tố trong một tổ hợp từ, đặt câu. Còn khi nói đến Từ thì chúng ta phải nghĩ ngay rằng, đó là một đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ, dùng để gọi tên các sự vật và thuộc tính của chúng, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là một tổng thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng ngôn ngữ. Các dấu hiệu đặc trưng của Từ là tính hoàn chỉnh, tính có thể phân chia thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dễ dàng trong lời nói. Từ có thể phân chia thành các cấu trúc: cấu trúc ngữ âm của từ, cấu trúc hình thái của từ và cấu trúc nghĩa của từ. Cấu trúc ngữ âm của từ là toàn bộ các hiện tượng âm thanh tạo nên vỏ ngữ âm của từ; cấu trúc hình thái của từ là toàn bộ các hình vị tạo nên từ; cấu trúc ngữ nghĩa của từ là toàn bộ các nghĩa khác nhau của từ. Như vậy, việc bổ sung thêm có nghĩa vào phần ghi nhớ [Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.] là hợp lý, chuẩn xác. Lúc bấy giờ, giáo viên giảng, học si ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt Từ của tiếng Việt Cấu tạo từ của tiếng Việt Chương trình tiếng Việt Ngôn ngữ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương môn: Dẫn luận ngôn ngữ học - PGS.TS Vũ Đức Nghiệu
11 trang 600 2 0 -
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ: Phần 2 - Nguyễn Thiện Giáp
56 trang 183 0 0 -
Hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ trong tiếng Việt và tiếng Anh
17 trang 169 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 166 0 0 -
Nghiên cứu ngôn ngữ học: Phần 2
114 trang 117 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt
28 trang 97 0 0 -
Phiên âm tên nước ngoài – xem vài biển đường ở Hà Nội
9 trang 97 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Xưng hô trong văn bản hành chính tiếng Việt
27 trang 95 0 0 -
7 trang 86 0 0
-
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học: Phần 1 - Phạm Thị Hằng
63 trang 80 2 0