Danh mục

Tự chủ đại học gắn với kiểm định chất lượng – xu thế tất yếu của đổi mới giáo dục đào tạo đại học

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.74 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tự chủ đại học gắn với kiểm định chất lượng – xu thế tất yếu của đổi mới giáo dục đào tạo đại học tập trung phân tích bối cảnh tự chủ giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới. Từ đó, bài viết làm rõ vai trò của kiểm định chất lượng trong giáo dục đào tạo, cùng với việc công khai học phí để đảm bảo chất lượng giáo dục tương ứng, trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ đại học gắn với kiểm định chất lượng – xu thế tất yếu của đổi mới giáo dục đào tạo đại học TỰ CHỦ ĐẠI HỌC GẮN VỚI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG – XU THẾ TẤT YẾU CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Trần Thị Thanh Tú Nguyễn Thị Minh Phượng Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN Tóm tắt Để thực hiện thành công Đề án Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tự chủcác cơ sở giáo dục đào tạo, mà trọng tâm là tự chủ tài chính, là một trong những xuthế tất yếu. Bài viết này tập trung phân tích bối cảnh tự chủ giáo dục đào tạo, đặcbiệt là giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới. Từ đó, bài viết làm rõ vai trò củakiểm định chất lượng trong giáo dục đào tạo, cùng với việc công khai học phí đểđảm bảo chất lượng giáo dục tương ứng, trong việc thực hiện trách nhiệm giải trìnhvới các bên có liên quan. Tự chủ đại học vừa giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhànước, vừa gia tăng nguồn lực tài chính để các cơ sở giáo dục đại học có thể đầu tưnâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đạt được các tiêu chuẩn kiểm định chấtlượng, hướng tới chuẩn quốc tế, phát triển bền vững. 1. Tự chủ trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiệnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế Việt nam hiệnnay thì việc thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo là tất yếu, kháchquan. Trong Luật giáo dục 2019, các quy định về (i) tự chủ học thuật và tự chủ về tàichính được điều chỉnh theo hướng mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến các cơ sở giáo dụcđào tạo tư thục và tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; đặc biệt là đối với các các cơsở giáo dục mầm non, phổ thông; (ii) đổi mới quản trị ĐH để các cơ sở giáo dục và đàotạo nói chung và cơ sở GDĐH nói riêng thực hiện tự chủ và gắn với trách nhiệm giảitrình. Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cơ sở giáo dục là một trong nhữngtiêu điểm của đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam. Đây là nhân tố cơ bản thúc đẩy cơ sởgiáo dục có thể tạo ra những điều kiện tốt hơn cho dạy và học, là điều kiện cần thiết đểthực hiện các phương thức quản lý cơ sở giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục. Chất lượng quản lý càng tốt thì chất lượng đầu ra càng cao. Và đây cũng lànhững cơ sở pháp lý để các bên liên quan cùng rà soát, điều chỉnh và thiết lập các chínhsách quản lý phù hợp với bối cảnh phát triển chung. 2. Tự chủ trong giáo dục đại học Thực hiện NQ77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về Thí điểm đổi mới cơchế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017, tính đến tháng8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt cho 23 cơ sở giáo dục đạihọc công lập thực hiện thí điểm. Phần lớn các trường được giao thí điểm có bề dày hoạtđộng lâu năm, có trụ sở chính ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ngoại trừ 01 trườngở Miền Trung (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng) và 02 trường ở Miền Tây 163(Đại học Trà Vinh và Đại học Y dược Cần thơ). Về cơ quan chủ quản, 47,4% 1 sốtrường trực thuộc Bộ GD&ĐT, số còn lại trực thuộc các Bộ hoặc UBND các tỉnh. Sựđặc thù này trong giai đoạn thí điểm đặt ra nhiều vấn đề trong công tác giám sát quátrình tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường đối với xã hội2. Với việc thực hiện cơ chế chính sách tự chủ của trường ĐH một cách hệ thống,ngày 14/2/2015 Chính phủ đã ban hành NĐ16/2015/NĐ-CP về Quy định cơ chế tự chủcủa đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định quy định các nguyên tắc chung về cơ chế tựchủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong đó bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo. Cụ thể hơn, Nghị định ghi nhận quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính củađơn vị sự nghiệp có thu ở các mặt tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, vềnhân sự, về xác định giá, phí dịch vụ sự nghiệp công, về tài chính và giao dịch tài chính.Và Luật GDĐH sửa đổi ban hành năm 2019 cũng thể hiện rõ việc thực hiện tự chủ ĐHcần gắn với trách nhiệm giải trình nhằm đổi mới quản lý, phát huy nội lực trong thực tếphải bắt đầu từ tự chủ tài chính, tài sản và tự chủ về bộ máy tổ chức và nhân sự; Quyềntự chủ và trách nhiệm là hai mặt đi đôi không thể tách rời. Trên cơ sở đó, hệ thống vănbản quy phạm pháp luật về GDĐH nói chung và tự chủ ĐH nói riêng đã được xây dựngvà ban hành, từng bước thể chế hoá các chủ trương, chính sách của của Đảng và Nhànước về tự chủ ĐH. Luật GDĐH 2019 được hình thành trên cơ sở Chính phủ đề xuất sửa đổi 39 điều,bổ sung 2 điều tập trung vào 4 nhóm vấn đề lớn, đó là: (i) Mở rộng phạm vi và nâng caohiệu quả tự chủ đại học ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: