Danh mục

Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của các trường đại học Việt Nam trong đào tạo mở và từ xa nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại hội nhập

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.49 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của các trường đại học Việt Nam trong đào tạo mở và từ xa nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại hội nhập đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tự chủ và trách nhiệm nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo mở và từ xa tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của các trường đại học Việt Nam trong đào tạo mở và từ xa nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại hội nhập TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG ĐÀO TẠO MỞ VÀ TỪ XA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI ĐẠI HỘI NHẬP Nguyễn Thị Thuý Hồng Trường Đại học Mở Hà Nội Tóm tắt Tự chủ và trách nhiệm xã hội trong giáo dục đại học truyền thống nói chung và giáo dục đại học mở và từ xa nói riêng là hai nội dung không thể tách rời trong quá trình phát triển giáo dục. Tự chủ đại học là hoạt động tự điều chỉnh trên ba phương diện về tổ chức và quản lý, về tài chính và về học thuật để có thể triển khai phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo cũng như chất lượng đào tạo. Có thể nói, tự chủ trong giáo dục đại học là nhân tố then chốt trong việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh thế giới toàn cầu hoá hiện nay. Trách nhiệm xã hội của trường đại học là trách nhiệm báo cáo của cơ sở giáo dục đại học với các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, sử dụng nguồn lực và các hoạt động vì cộng đồng. Giáo dục đào tạo mở và từ xa tại Việt Nam hiện nay vẫn bị xem là có chất lượng đào tạo thấp hơn so với giáo dục đào tạo truyền thống. Chính vì thế, các cơ sở giáo dục đại học mở và từ xa cần có những cải cách sâu rộng, tường minh, hiệu quả từ xây dựng hành lang pháp lý đến ban hành các cơ chế quản lý phù hợp với vị trí của nhà trường trong xã hội. Muốn vậy, các trường đại học phải xác định rõ mục tiêu của tự chủ và trách nhiệm xã hội của mình trong đào tạo mở và từ xa. Trên cơ sở khái quát những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quyền tự chủ và và trách nhiệm xã hội trong giáo dục đại học Mở và Từ xa tại Việt Nam, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tự chủ và trách nhiệm nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo mở và từ xa tại Việt Nam. Mở đầu Trong giai đoạn toàn cầu hoá, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học truyền thống nói chung và các trường đại học Mở tại Việt Nam nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Với chủ trương đổi mới sâu sắc và toàn diện nền giáo dục đại học, chính phủ Việt Nam đã ban hành các cơ chế quản lý nhằm giúp các trường đại học xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, hướng tới huy động sự đóng góp của cộng đồng về mọi mặt để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần sự bao cấp của nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Cùng với xu hướng chung trên thế giới, các trường đại học Mở tại Việt Nam đang chuyển dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang các mô hình nhà nước giám sát có mức độ tự chủ cao hơn. Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/07/2019 cho phép các cơ sở giáo dục đại học trong đó có các trường đại học đào tạo mở và từ xa tiếp tục mở rộng quyền tự chủ về học thuật, tổ chức và nhân sự, tài chính. 285 Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, các trường đại học Mở gần đây đã thực hiện cơ chế tự chủ và trách nhiệm xã hội, chú trọng đổi mới và cập nhật chương trình đào tạo trực tuyến nhằm xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Có thể nói, các cơ sở giáo dục đại học mở và từ xa đã phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo trực tuyến theo hướng tiếp cận năng lực vận hành của sinh viên. Tự chủ và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ trong mối quan hệ tổng hoà với các bên liên quan đã giúp các trường đại học từng bước nâng cao được chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội toàn cầu hoá. Các nghiên cứu về tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã giúp cho các trường đại học có cái nhìn tổng quát về việc thực hiện quyền tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội theo luật định, với quyền lực được giao cho hội đồng trường và hiệu trưởng. Bài viết này, trên cơ sở khái quát những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quyền tự chủ và và trách nhiệm xã hội trong giáo dục đại học mở và từ xa tại Việt Nam, sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm đối với xã hội của các cơ sở giáo dục đại học đào tạo mở và từ xa tại Việt Nam. 1. Tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học đào tạo mở và từ xa - một xu thế phát triển tất yếu của đại học khởi nghiệp trong giai đoạn toàn cầu hoá Trong thời đại công nghệ 4.0, kinh tế tri thức phát triển trên nền tảng thành tựu của khoa học và công nghệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: