Danh mục

Tự chủ đại học và vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 100.75 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tự chủ đại học vừa là một xu thế, vừa là một yêu cầu tất yếu hiện nay đối với quản lí nhà nước về giáo dục đại học cũng như đối với hoạt động quản lí và lãnh đạo của mỗi nhà trường. Các lĩnh vực cơ bản của tự chủ đại học bao gồm: Tự chủ về mặt tổ chức và nhân sự, tự chủ về mặt tài chính và tự chủ về mặt học thuật, với ba mức độ - tự chủ thấp, tự chủ trung bình và tự chủ cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ đại học và vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Sư phạm Hà NộiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 111-117This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0136TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RAĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘINguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân AnhHoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh NguyệtKhoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Tự chủ đại học vừa là một xu thế, vừa là một yêu cầu tất yếu hiện nay đối vớiquản lí nhà nước về giáo dục đại học cũng như đối với hoạt động quản lí và lãnh đạo củamỗi nhà trường. Các lĩnh vực cơ bản của tự chủ đại học bao gồm: tự chủ về mặt tổ chức vànhân sự, tự chủ về mặt tài chính và tự chủ về mặt học thuật, với ba mức độ - tự chủ thấp, tựchủ trung bình và tự chủ cao. Hiện nay, dưới sự giám sát của nhà nước, các cơ sở giáo dụcđại học cần chủ động phát huy vai trò tự chủ và trách nhiệm xã hội của mình để có khônggian hành động chủ động, ứng phó hiệu quả với những thay đổi liên tục của môi trường,không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Trong bốicảnh nói trên cùng với những yêu cầu của đổi mới giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HàNội cần chú trọng đến yêu cầu nâng cao năng lực tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực về tàichính, hoạt động tổ chức, nhân sự và học thuật. Nâng cao hiệu quả của tổ chức quản lí bêntrong nhà trường cùng với những chính sách đặc thù giúp nhà trường mở rộng quyền tự chủlà hai mặt của vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.Từ khóa: Tự chủ, tự chủ đại học, tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự, tự chủ học thuật.1.Mở đầuViệt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự phát triển nhanhchóng của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vựcgiữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục đại học phải đổi mới. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, Đảng vàNhà nước đã ban hành các chủ chương, chính sách nhằm thay đổi cơ chế quản lí, phát triển hệthống giáo dục đại học công lập đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Có thể nói, các chủchương và chính sách của nhà nước về lĩnh vực quản lí giáo dục đại học trong hai thập niên gầnđây đều hướng tới việc gia tăng sự phân cấp trong quản lí, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáodục đại học, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nhà trường.Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà Nước đối vớingành sư phạm, miễn giảm học phí cho sinh viên. Nguồn kinh phí đào tạo vì vậy chủ yếu vẫn dựavào ngân sách nhà nước. Với lí do đó người ta dễ dàng cho rằng, tự chủ không phải là vấn đề quantrọng đối với trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Tự chủ đạihọc là vấn đề rộng lớn bao trùm lên vấn đề tài chính. Bên cạnh tài chính còn có tự chủ về hoạtNgày nhận bài: 22/8/2016. Ngày nhận đăng: 21/9/2016.Liên hệ: Nguyễn Vũ Bích Hiền, e-mail: hiennvb@hnue.edu.vn.111Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh, Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệtđộng tổ chức nhà trường, tự chủ nhân sự và tự chủ học thuật. Bài viết này muốn đi sâu phân tíchcác nội dung tự chủ đại học từ đó nhận diện những vấn đề đặt ra cho trường Đại học sư phạm HàNội trong thời gian tới.2.2.1.Nội dung nghiên cứuKhái niệm tự chủ đại họcGiao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học là khâu trọng yếu nhất trong cải cáchquản trị đại học ở tầm hệ thống. Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thứcquản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này không chỉ đượcthể hiện ở tầm chủ trương, quan điểm chỉ đạo hoạt động giáo dục đại học mà đã được cụ thể hóathông qua việc xây dựng hành lang pháp lí tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Namđược phát huy quyền tự chủ của mình.Tự chủ đai học là sự tự do của một cơ sở đào tạo đại học trong việc điều hành các công việccủa mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ cấp chính quyền nào (dẫn theo [3]).Tự chủ đại học thường được đánh giá dưới hai góc độ: tự chủ học thuật và tự chủ thể chế(dẫn theo [3]). Tự chủ học thuật là yếu tố cơ bản của đào tạo đại học trong một xã hội dân chủ, làviệc đảm bảo cho giảng viên được tự do truyền đạt kiến thức và tiến hành nghiên cứu khoa họckhông chịu bất kì sự chi phối nào từ bên ngoài. Tự chủ thể chế là điều kiện cho phép một tổ chứcđào tạo đại học điều hành hoạt động của tổ chức mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Cần lưu ýrằng, tự chủ của cơ sở đào tạo đại học hoàn toàn không có nghĩa là nó nằm ngoài sự chi phối củaluật pháp, nó là tự chủ có điều kiện và các điều kiện này được xác định bởi mối quan hệ giữa nhànước, xã hội và cơ sở đào tạo đại học.Khi nghiên cứu đánh giá về mức độ tự chủ tại nhiều quốc gia trên thế giới, các học giả tuycó những bộ tiêu chí khảo sát khác nhau nhưng đều thống nhất lựa chọn các tiêu chí: (1) tự chủ vềmặt tổ chức và nhân sự, (2) tự chủ về mặt tài chính, (3) tự chủ về mặt học thuật.T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: