Danh mục

Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 303.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam đề cập đến những nội dung cơ bản về tự chủ tài chính, những khó khăn đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM Nguyễn Thị Phúc Hậu Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên Tóm tắt Tài chính là nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy mọi sự phát triển, trong đó cóphát triển của giáo dục đại học. Bỡi có nguồn lực tài chính mới có cơ sở để phát triểncác nguồn lực khác như phát triển con người, phát triển cơ sở vật chất… (những yếu tốquyết định đến chất lượng giáo dục). Hiện nay, trong điều kiện nguồn ngân sách dànhcho giáo dục đại học ở Việt Nam còn hạn hẹp thì việc thực hiện tự chủ tài chính củacác trường đại học công lập là một tất yếu để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đồngthời vận động các nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục đại học. Thời gian qua,việc thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập đã được triển khai và đãcó những kết quả ban đầu, tuy nhiên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Xuất pháttừ thực tiễn đó, bài viết đề cập đến những nội dung cơ bản về tự chủ tài chính, nhữngkhó khăn đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế tự chủ tài chínhtại các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. Từ khóa: Tự chủ tài chính, giáo dục đại học công lập, tài chính. 1. Nội dung cơ bản về tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học Tự chủ đại học bao gồm: Tự chủ trong quản lý điều hành, tự chủ tài chính, tựchủ về nhân sự và tự chủ về học thuật. Trong đó tự chủ tài chính (TCTC) được xem làmột trong những tiền đề quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng hoàn thiện toàn bộ nộidung tự chủ khác. TCTC cho phép các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) huy động vàduy trì nguồn lực tài chính để đảm bảo việc tuyển chọn lực lượng học thuật tốt nhất vàphát triển theo hướng sáng tạo, đổi mới phù hợp với chiến lược của từng CSGDĐH. Tự chủ về tài chính được hiểu là khả năng đơn vị tự thực hiện các hành vi đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong lĩnh vực tài chính và chịu trách nhiệmvề hành vi của mình. Khi TCTC, các đơn vị được quyền quyết định các hoạt động tài chính, gồm: hoạtđộng thu, chi, quản lý và phân phối kết quả hoạt động; Huy động vốn, quản lý các quỹchuyên dụng, quản lý tài sản, quản lý nợ phải trả của đơn vị và các hoạt động tài chínhkhác theo quy định của pháp luật. Trong các CSGDĐH công lập, TCTC bao gồm: Quyết định mức học phí; Quyếtđịnh mức lương trả cho giảng viên theo thành tích nghiên cứu và giảng dạy; Phân bổngân sách độc lập; Sở hữu bất động sản và tài sản tài chính; Vay mượn và đầu tư trênthị trường tài chính. Dựa vào mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị, có bốn loại hình thểhiện mức độ TCTC trong các đơn vị sự nghiệp công (ĐVSNC), bao gồm: (1) ĐVSNCtự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; (2) ĐVSNC tự đảm bảo chi thường xuyên,(3) ĐVSNC tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; (4) ĐVSNC do nhà nước đảm bảochi thường xuyên. Trong bốn loại hình trên thì loại hình tự chủ đảm bảo chi thường 475xuyên và chi đầu tư là mức TCTC cao nhất, loại hình này bao gồm các quy định cụ thểnhư sau: - Về nguồn thu: Các nguồn thu của đơn vị gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụsự nghiệp công (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng); Nguồn thu phí theopháp luật về phí, lệ phí để lại theo quy định; Nguồn thu khác theo quy định của phápluật (nếu có); Nguồn kinh phí của Nhà nước cấp cho hoạt động không thường xuyên(nếu có) và các khoản vốn vay, tài trợ, viện trợ theo quy định của pháp luật. - Về sử dụng nguồn tài chính: + Đối với các khoản chi đầu tư từ Quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp, nguồn vốnvay và các nguồn tài chính phù hợp khác: Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đốicác nguồn tài chính, đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơquan có thẩm quyền phê duyệt. + Đối với các khoản chi thường xuyên: Đơn vị được quyền chủ động trong việcsử dụng nguồn tài chính cho các khoản chi sau đây: * Chi tiền lương: Đơn vị chi trả lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoảnphụ cấp do Nhà nước quy định đối với ĐVSNC. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương,đơn vị phải tự đảm bảo tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị mà không đượcngân sách cấp bổ sung. * Chi hoạt động chuyên môn, quản lý: Đối với các khoản chi có quy định mứccủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vịđược quyết định mức chi cao hơn, hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩmquyền và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đối với các nội dung chichưa có định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì căn cứ vào khả năng tàichính, đơn vị tự xây dựng mức chi phù hợp với quy chế chi tiêu nội và phải chịu tráchnhiệm về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: