Tự chủ trong học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 571.15 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu bàn về vấn đề tự chủ trong học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về tính tự chủ trong học tập, về địa điểm, thời gian, phương pháp, kĩ năng tự học, ý thức tự chủ trong học tập của sinh viên. Qua đó thấy được sinh viên đã có ý thức trong tự học, đã bố trí thời gian khá hợp lí và có một số phương pháp tự học phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ trong học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM AUTONOMOUS LEARNING OF ENGLISH-MAJORED STUDENTS AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE ThS. Lê Thị Hồng Lam, SV. Nguyễn Thị Quyên Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này bàn về vấn đề tự chủ trong học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về tính tự chủ trong học tập, về địa điểm, thời gian, phương pháp, kĩ năng tự học, ý thức tự chủ trong học tập của sinh viên. Qua đó thấy được sinh viên đã có ý thức trong tự học, đã bố trí thời gian khá hợp lí và có một số phương pháp tự học phù hợp. Từ khóa: tự chủ, tự chủ trong học tập, tự học, ý thức tự học, sinh viên, ngôn ngữ Anh 1. Đặt vấn đề 1.1. Tầm quan trọng và khái niệm tự chủ trong học tập Tự chủ trong học tập, Learner autonomy là một khái niệm được các nhà khoa học giáo dục quan tâm nhiều từ đầu những năm 1980. Đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm này từ nhiều góc độ khác nhau, và cũng có nhiều nghiên cứu về phương pháp phát huy tính tự chủ trong học tập nhằm nâng cao động cơ và kết quả học tập ngoại ngữ. Khái niệm tự chủ trong học tập có nguồn gốc từ hệ tư tưởng phương Tây, phát triển từ khái niệm tự chủ, autonomy, (Little, 1999), và được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm này ban đầu được Holec (1979) định nghĩa là năng lực tự chịu trách nhiệm về việc học của mình. Các tác giả về sau bổ sung thêm và diễn giải khái niệm này theo nhiều cách khác nhau. Little (1991) thêm xem nó là kỹ năng tự lập: Tự chủ là “năng lực tự lập, năng lực tư duy phê phán, ra quyết định và hành động độc lập” (Little, 1991, p. 4). Dickinson (1993) xem tự chủ trong học tập là hoàn cảnh trong đó người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả những quyết định liên quan đến việc học của bản thân và thực thi những quyết định đó (Dickinson, 1993). Ở một góc nhìn khác, Dam (1995) xem tự chủ là sự sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc học của mình để phục vụ cho nhu cầu và mục đích của mình. Các tác giả Benson và Voller (1997) tổng kết lại bốn nghĩa khác nhau của khái niệm này, cụ thể tự chủ trong học tập là những hoàn cảnh trong đó người học hoàn toàn tự học một 215 mình; là những kỹ năng có thể học và ứng dụng để học tự định hướng; là sự thực thi trách nhiệm của người học đối với việc học của mình; hay quyền của người học được quyết định về việc học của mình Như vậy có thể thấy các tác giả trên phân biệt 3 yếu tố cơ bản: Thứ nhất, tự chủ có thuộc tính năng lực, bao gồm các kỹ năng có thể học tập được hoặc bẩm sinh (Holec, 1979; Little, 1990). Các kỹ năng này bao gồm kỹ năng tự học một mình, kỹ năng tư duy phê phán, ra quyết định và các kỹ năng làm việc hợp tác (Benson và Voller, 1997). Năng lực này theo tác giả Dam (1995) đó là sự sẵn sàng tự chịu trách nhiệm của người học. Thứ hai, tự chủ là hoàn cảnh hay tình trạng mà trong đó người học hoàn toàn tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm và thực hiện các hoạt động học tập, và có thể các hoạt động này hoàn toàn không phụ thuộc vào giáo viên, hay chương trình học (Dickinson, 1993). Thông qua những điều kiện hoàn cảnh mà người học có thể hoặc không thể phát triển được khả năng tự chủ. Thứ ba, là yếu tố quyền làm chủ việc học, tức là người học được quyền tham gia quyết định các khía cạnh liên quan đến việc học của bản thân như: thời gian, địa điểm, mục tiêu, phương pháp dạy và học, tài liệu, cách đánh giá. 1.2. Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam được xây dựng và đào tạo từ khóa 62, đến nay đã tuyển sinh được 5 khóa, khóa 62 đã chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Nhìn chung, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được đào tạo bài bản, đúng lộ trình, đạt được trình độ chuẩn đầu ra theo yêu cầu. Nhìn chung dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên đã tích cực học tập, nghiên cứu, nhiều sinh viên tự chủ cao trong việc học tập, tuy nhiên vẫn có một số sinh viên chưa chủ động trong việc học tập. Nhiều sinh viên với sự trợ giúp của các công cụ, phương tiện học tập hiện đại đã tự học ngoài lớp, không cần quá nhiều sự giám sát của giáo viên mà vẫn đạt kết quả cao. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này khảo sát 100 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh gồm 25 sinh viên mỗi khóa 62, 63, 64, 65. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, đọc các tài liệu sách, công bố nghiên cứu khoa học liên quan đến tính tự chủ và việc học tiếng Anh của sinh viên. Ngoài ra chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát về vấn đề tính tự chủ trong học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học vi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ trong học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM AUTONOMOUS LEARNING OF ENGLISH-MAJORED STUDENTS AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE ThS. Lê Thị Hồng Lam, SV. Nguyễn Thị Quyên Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này bàn về vấn đề tự chủ trong học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về tính tự chủ trong học tập, về địa điểm, thời gian, phương pháp, kĩ năng tự học, ý thức tự chủ trong học tập của sinh viên. Qua đó thấy được sinh viên đã có ý thức trong tự học, đã bố trí thời gian khá hợp lí và có một số phương pháp tự học phù hợp. Từ khóa: tự chủ, tự chủ trong học tập, tự học, ý thức tự học, sinh viên, ngôn ngữ Anh 1. Đặt vấn đề 1.1. Tầm quan trọng và khái niệm tự chủ trong học tập Tự chủ trong học tập, Learner autonomy là một khái niệm được các nhà khoa học giáo dục quan tâm nhiều từ đầu những năm 1980. Đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm này từ nhiều góc độ khác nhau, và cũng có nhiều nghiên cứu về phương pháp phát huy tính tự chủ trong học tập nhằm nâng cao động cơ và kết quả học tập ngoại ngữ. Khái niệm tự chủ trong học tập có nguồn gốc từ hệ tư tưởng phương Tây, phát triển từ khái niệm tự chủ, autonomy, (Little, 1999), và được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm này ban đầu được Holec (1979) định nghĩa là năng lực tự chịu trách nhiệm về việc học của mình. Các tác giả về sau bổ sung thêm và diễn giải khái niệm này theo nhiều cách khác nhau. Little (1991) thêm xem nó là kỹ năng tự lập: Tự chủ là “năng lực tự lập, năng lực tư duy phê phán, ra quyết định và hành động độc lập” (Little, 1991, p. 4). Dickinson (1993) xem tự chủ trong học tập là hoàn cảnh trong đó người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả những quyết định liên quan đến việc học của bản thân và thực thi những quyết định đó (Dickinson, 1993). Ở một góc nhìn khác, Dam (1995) xem tự chủ là sự sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc học của mình để phục vụ cho nhu cầu và mục đích của mình. Các tác giả Benson và Voller (1997) tổng kết lại bốn nghĩa khác nhau của khái niệm này, cụ thể tự chủ trong học tập là những hoàn cảnh trong đó người học hoàn toàn tự học một 215 mình; là những kỹ năng có thể học và ứng dụng để học tự định hướng; là sự thực thi trách nhiệm của người học đối với việc học của mình; hay quyền của người học được quyết định về việc học của mình Như vậy có thể thấy các tác giả trên phân biệt 3 yếu tố cơ bản: Thứ nhất, tự chủ có thuộc tính năng lực, bao gồm các kỹ năng có thể học tập được hoặc bẩm sinh (Holec, 1979; Little, 1990). Các kỹ năng này bao gồm kỹ năng tự học một mình, kỹ năng tư duy phê phán, ra quyết định và các kỹ năng làm việc hợp tác (Benson và Voller, 1997). Năng lực này theo tác giả Dam (1995) đó là sự sẵn sàng tự chịu trách nhiệm của người học. Thứ hai, tự chủ là hoàn cảnh hay tình trạng mà trong đó người học hoàn toàn tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm và thực hiện các hoạt động học tập, và có thể các hoạt động này hoàn toàn không phụ thuộc vào giáo viên, hay chương trình học (Dickinson, 1993). Thông qua những điều kiện hoàn cảnh mà người học có thể hoặc không thể phát triển được khả năng tự chủ. Thứ ba, là yếu tố quyền làm chủ việc học, tức là người học được quyền tham gia quyết định các khía cạnh liên quan đến việc học của bản thân như: thời gian, địa điểm, mục tiêu, phương pháp dạy và học, tài liệu, cách đánh giá. 1.2. Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam được xây dựng và đào tạo từ khóa 62, đến nay đã tuyển sinh được 5 khóa, khóa 62 đã chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Nhìn chung, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được đào tạo bài bản, đúng lộ trình, đạt được trình độ chuẩn đầu ra theo yêu cầu. Nhìn chung dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên đã tích cực học tập, nghiên cứu, nhiều sinh viên tự chủ cao trong việc học tập, tuy nhiên vẫn có một số sinh viên chưa chủ động trong việc học tập. Nhiều sinh viên với sự trợ giúp của các công cụ, phương tiện học tập hiện đại đã tự học ngoài lớp, không cần quá nhiều sự giám sát của giáo viên mà vẫn đạt kết quả cao. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này khảo sát 100 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh gồm 25 sinh viên mỗi khóa 62, 63, 64, 65. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, đọc các tài liệu sách, công bố nghiên cứu khoa học liên quan đến tính tự chủ và việc học tiếng Anh của sinh viên. Ngoài ra chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát về vấn đề tính tự chủ trong học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học vi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tự chủ trong học tập Ngành Ngôn ngữ Anh Ý thức tự chủ trong học tập Nhu cầu tự học của sinh viên Phương pháp tự họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 249 0 0
-
Báo cáo viên và nhiệm vụ của báo cáo viên trong tập huấn bồi dưỡng thường xuyên
10 trang 131 0 0 -
Luận văn Nâng cao năng lực tự học cho HS chuyên Hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun
162 trang 82 0 0 -
27 trang 49 0 0
-
203 trang 44 0 0
-
Bài giảng Hướng dẫn phương pháp tự học có hiệu quả
41 trang 40 0 0 -
Kỹ năng học tập dành cho sinh viên Y khoa: Phần 1
35 trang 34 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt
8 trang 33 1 0 -
5 Sai Lầm Bạn Trẻ Thường Mắc Phải Khi Tự Học
5 trang 31 0 0 -
Nâng cao việc tự học - Một số biện pháp để thực hiện tốt việc tự học cho sinh viên ngành Âm nhạc
7 trang 29 0 0