Thông tin tài liệu:
Bạn có muốn biết mình có phù hợp với vị trí lãnh đạo, quản lý ở một tổ chức nào đó hay không? Hãy tự kiểm tra khả năng lãnh đạo của mình một chút bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây, bạn sẽ có được kết quả cho câu hỏi của mình. Phần 1: Thích nghi với những thay đổi Bạn có vui vẻ tiếp tục đảm nhận chức vụ lãnh đạo nếu như bạn biết rằng trong cuộc sống của mình sẽ có một số thay đổi sau đây hay không? 1. Bạn ngày càng tiếp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự đánh giá về khả năng lãnh đạo: Thế nào là chuẩn xác?
Tự đánh giá về khả năng lãnh đạo: Thế
nào là chuẩn xác?
Bạn có muốn biết mình có phù hợp với vị trí lãnh đạo, quản lý ở một tổ chức nào
đó hay không? Hãy tự kiểm tra khả năng lãnh đạo của mình một chút bằng cách
trả lời các câu hỏi sau đây, bạn sẽ có được kết quả cho câu hỏi của mình.
Phần 1: Thích nghi với những thay đổi
Bạn có vui vẻ tiếp tục đảm nhận chức vụ lãnh đạo nếu như bạn biết rằng trong
cuộc sống của mình sẽ có một số thay đổi sau đây hay không?
1. Bạn ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các công việc liên quan đến lãnh đạo,
quản lý và các công việc đó ít có liên quan đến chuyên ngành kỹ thuật hoặc lĩnh
vực làm việc trước đây của bạn.
2. Nếu bạn hiểu rằng làm một nhà lãnh đạo hay quản lý bạn không thể làm theo
kiểu đánh trống nửa chừng. Bạn sẽ thấy rằng cho dù bạn muốn quay trở lại làm
các công việc liên quan đến chuyên môn, các chuyên ngành bạn đã từng làm trước
đó bạn cũng không thể nào làm được nữa vì lĩnh vực bạn làm ngày càng phát triển
và thay đổi nhanh với tốc độ chóng mặt, khiến bạn không thể bắt kịp được.
3. Bạn phải quyết định chuyển từ một lĩnh vực mình có thể nắm chắc khả năng
thành công, hoặc một chuyên ngành bạn đã quá quen thuộc với các công việc cần
làm, sang một lĩnh vực, một chuyên môn khác mà bạn chưa nắm chắc về các điều
kiện làm việc và cách để có thể tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có ở đó.
4. Bạn buộc phải mở rộng hơn nữa phạm vi quan tâm và những kiến thức hiểu biết
trên nhiều phương diện khác nhau, hầu như bạn không thể tập trung cảm hứng vào
một điểm nào đó hoặc tập trung suy nghĩ về một chuyên ngành cụ thể theo ý bạn
muốn.
5. Bạn phải từ bỏ những thành tích bạn đã đạt được trong chuyên môn của bạn,
thay vào đó bạn lại thấy hài lòng khi bạn đã tổ chức được nhiều hoạt động khác
nhau và có thể giúp đỡ được các nhân viên khác cùng chuyên môn của bạn đạt đến
thành công, đồng thời với việc đó là ngày càng có nhiều người chịu sự chi phối
của bạn hơn.
Phần 2: Thích ứng với vị trí mới
1. Khi bạn quyết định làm một nhà lãnh đạo, bạn thấy mục tiêu theo đuổi, tính
cách, phẩm chất, năng lực và cảm hứng của bạn phù hợp với việc đó hay không?
Phải chăng việc chuyển sang làm một nhà lãnh đạo hay một nhà quản lý sẽ có
nhiều cơ hội hơn để phát triển tài năng của bạn hơn so với việc chỉ đơn thuần làm
công tác liên quan đến chuyên môn?
2. Bạn có các điều kiện cần thiết và năng lực quản lý tương đối tốt để trở thành
một nhà quản lý hay không? Có phải bạn đang chờ đợi cơ hội để bản thân mình trở
thành một nhà lãnh đạo thực sự trong tương lai hay không?
3. Bạn có thấy hài lòng khi bạn làm công tác lãnh đạo hay không?
4. Bạn có nắm tình hình cụ thể của tổ chức mình một cách toàn diện hay không?
Bạn có hiểu tất cả các phương thức quản lý và những yêu cầu khác nhau của từng
bộ phận và từng tổ chức mà bạn đang lãnh đạo hay không? Bạn có thể dễ dàng
thích nghi khi chuyền từ bộ phận này sang bộ phận khác hay không?
5. Bạn đã lập ra được kế hoạch phấn đấu trong vòng năm năm đến mười năm tới
chưa? Bạn có dám khẳng định công việc hiện tại của bạn có thể giúp bạn đạt đến
mục tiêu mà bạn đã đề ra hay không? Bạn nhận thấy rằng trong các cấp lãnh đạo
có sự cạnh tranh khốc liệt hay không? Bạn có dám nhìn thẳng và đối diện với sự
cạnh tranh đó hay không?
6. Bạn có coi trọng con người hơn công việc hay không? Bạn có thích làm việc
cùng nhóm với người khác hay không? Bạn có dễ dàng tìm được người cùng làm
việc chung với mình hay không? Bạn có tự nguyện giúp đỡ người khác hay
không? Bạn có thực sự hiểu được rằng tại sao trong xã hội mọi người lại cứ thích
thể hiện mình ra như thế không?
7. Bạn bè bạn và những đồng nghiệp của bạn có cho rằng bạn là người dễ kết bạn
và dễ hoà đồng với mọi người hay không? Nếu như bạn biết rõ rằng bạn giúp đỡ
người khác bạn phải hy sinh lợi ích của bản thân mình, bạn có giữ nguyên ý định
giúp đỡ họ hay không? Bạn bè bạn có hay hỏi ý kiến của bạn hay không? Bạn có
hay nhờ vả người khác giúp đỡ mình hay không?
8. Bạn có thể giải quyết một cách linh hoạt trong các trường hợp tình hình biến đổi
rất khó lường trước được hay không? Hoặc trong những trường hợp hỗn loạn bạn
có thể đứng ra giải quyết ổn thoả hay không? Tất cả mọi việc đều không theo như
ý bạn, bạn có thể sống vẫn rất vui vẻ không? Bạn có cảm thấy phiền não, trong
lòng lo lắng bất an khi bạn đã đưa ra quyết định nhưng không biết kết quả sẽ như
thế nào không?
9. Bạn có nghĩ rằng nếu bạn tin tưởng vào người khác thì người khác sẽ tin tưởng
vào bạn không? Bạn có dễ dàng xoá bỏ khoảng cách giữa bạn và người khác hay
không?
10. Trong công việc bạn có coi trọng sự tác động của các nhân tố chủ quan và con
người không? Bạn có chú ý đến việc lợi dụng người khác phục vụ cho công việc
của mình hay không? Và bạn có quan tâm đúng mức đến cấp dưới của mình tương
xứng với mức độ bạn dùng họ hay không?
11. Bạn có chú ý đến các hành vi của mình và nghĩ rằng tại sao bạn phải ...