Danh mục

Tự do hóa đầu tư trong AEC - Triển vọng và thách thức thu hút FDI của Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 788.40 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu sự tham gia của Việt Nam vào AEC trong lĩnh vực tự do hóa đầu tư thông qua phân tích:(i) Khuôn khổ hợp tác đầu tư trong AEC; (ii) Thực trạng quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN và của Việt Nam; (iii)đưa ra một số triển vọng và thách thức mà AEC mang lại cho Việt Nam từ góc độ tự do hóa đầu tư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự do hóa đầu tư trong AEC - Triển vọng và thách thức thu hút FDI của Việt Nam 5. Công ty cổ phần chứng khoán Vietcombank (2016), Báo cáo ngành ngân hàng 2016, truy cập ngày 06/04/2016 từ < https://www.vcbs.com.vn/vn/Communication/ GetReport?reportId=4218>. 6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam –VCCI, (2015), Bản dự thảo số 1 và 2 khuyến nghị chính sách của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về đàm phán Hiệp định TPP, Ủy ban tư vấn về Chính sách thương mại quốc tế. TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ TRONG AEC - TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM NCS.ThS. Đỗ Thị Thu Thủy1 NCS.ThS. Nguyễn Hương Giang2 Nguyễn Thanh Tùng Tóm tắt Tự do hóa đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Bài viết nghiên cứu sự tham gia của Việt Nam vào AEC trong lĩnh vực tự do hóa đầu tư thông qua phân tích:(i) Khuôn khổ hợp tác đầu tư trong AEC;(ii) Thực trạng quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN và của Việt Nam;(iii)đưa ra một số triển vọng và thách thức mà AEC mang lại cho Việt Nam từ góc độ tự do hóa đầu tư. Từ khóa: FDI, IGA, AIA, ACIA, ASEAN và AEC 1. Giới thiệu Hội nhập kinh tế ASEAN là vấn đề không chỉ được Việt Nam mà hầu hết các nước trong khu vực hết sức quan tâm. AEC ra đời là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, giúp liên kết nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực. Khi gia nhập AEC, các quốc gia trong khu vực sẽ có nhiều cơ hội để thu hút lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế thị trường nằm ở nhóm dưới của khu vực như Việt Nam, Lào, Myanma,… Lượng vốn FDI lớn sẽ tạo những tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế các nước 1, 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính: thuydtt3108@gmail.com 356 tham gia AEC, giúp các thành viên mới thu hẹp dần khoảng cách và bắt kịp với sự phát triển kinh tế của các thành viên cũ, đồng thời cũng giúp cho AEC phát triển theo hướng chia sẻ rủi ro, tăng cường thương mại, dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, tồn tại ở đó cũng có rất nhiều sự cạnh tranh về thu hút nguồn vốn FDI cả trong nội khối và với các nước khác, khiến cho các quốc gia sau khi tham gia vào AEC cần phải có sự đổi mới kinh tế nhằm nắm bắt được những cơ hội lớn này. Vấn đề đầu tư nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác khác đã được bàn luận và nghiên cứu khá nhiều. Trong đó có các công trình nghiên cứu nổi bật là C.Lin (2010), Shujiro Urata và Mitsuyo Ando (2011), công trình của Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2013). Công trình của Shujiro Urata và Mitsuyo Ando (2011) chỉ ra rằng môi trường đầu tư của các nước ASEAN dù khác nhau vẫn có những hạn chế chung đang tồn tại, trở thành rào cản trực tiếp hoặc gián tiếp cho các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực. C.Lin (2010) nhận định rằng đứng trước cột mốc AEC được hình thành vào cuối năm 2015, các nước ASEAN vẫn còn phải đối mặt nhiều thử thách về lĩnh vực đầu tư do sự chênh lệch về phát triển giữa các nước trong khu vực. Do vậy, sau khi gia nhập vào AEC, chính phủ các quốc gia cần có những chính sách đổi mới nền kinh tế nhằm thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI hơn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước trong AEC. Với những lợi thế sẵn có về mặt con người và tự nhiên, Việt Nam có cơ hội được đón nhận nhiều hơn từ các nguồn vốn FDI khổng lồ để mở rộng thị trường và phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp phải thách thức lớn: cạnh tranh trong các nguồn vốn đầu tư nước ngoài với các nước đang phát triển khác trong AEC như Lào, Campuchia… Bản tham luận này sẽ đánh giá và phân tích dòng vốn FDI được đầu tư vào Việt Nam nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về tự do hóa đầu tư trong AEC, về những cơ hội, thách thức cũng như sự cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam với các nước khác trong cộng đồng mới này. 2. Khuôn khổ hợp tác đầu tư trong AEC 2.1. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (IGA, 1987) Hiệp định IGA được ký năm 1987, giữa các nước ASEAN-6, bao gồm 13 điều khoản với mục tiêu chung là bảo vệ đầu tư như đảm bảo đối xử công bằng, bình đẳng trong đầu tư, các quy định về quốc hữu hóa và bồi thường, quyền chuyển vốn và lợi nhuận về nước của nhà đầu tư, thế quyền, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của hiệp định. Tuy nhiên, vì IGA không có các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu 357 tư mà chỉ quy định các bên cần giải quyết trên cơ sở hữu nghị, báo cáo kết quả lên các bộ trưởng kinh tế nên tính ràng buộc pháp lý của hiệp định này chưa cao. 2.2. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA, 1998) Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được kí kết bởi các Bộ trưởng ASEAN vào ngày 7/10/1998 tại Manila trong bối cảnh nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với sự phát triển của từng quốc gia thành viên ASEAN nói riêng và sự phát triển của ASEAN như một khu vực đầu tư thống nhất nói chung. Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN đã tạo nên một bước ngoặt trong tư duy và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN lúc bấy giờ về vai trò của đầu tư khu vực, nhất là trong việc biến ASEAN trở thành một khu vực đầu tư đơn nhất. Cũng theo AIA, nhằm tăng cường thúc đẩy một dòng vốn đầu tư tự do hơn trong khu vực nhằm tạo nên một khu vực hấp dẫn nhất, các nước đã quyết tâm hướng đến những quy định ...

Tài liệu được xem nhiều: