Thông tin tài liệu:
ư Duy Để Thắng - Dám Thất Bại (No.1 Best-seller New Straits Times)
Chúng ta thường nghe cũng như đọc nhiều về gương thành công, về những vĩ nhân. Chúng ta thường không thích nói về thất bại, như thể chúng ta đã được lập trình để tránh thất bại... Lẽ nào thất bại chẳng có chút giá trị nào sao?
Quyển sách này đề cập đến một mặt khác của thành công. Đó là một phương diện chúng ta cần thật sự học hỏi. Đối với những ai đã từng cố gắng và đã từng thất bại, quyển sách này đứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư Duy Để Thắng - Dám Thất Bại
DÁM THẤT BẠI
Billi P.S.Lim
Trần Hạo Nhiên dịch
(tái bản lần thứ 9)
“So với những người thất bại,
những người thành công thật sự
đã thất bại nhiều lần hơn,
chỉ đơn giản là vì
họ đã cố gắng nhiều lần hơn!”
Copyright@1996 by Billi P.S Lim.
Dịch theo nguyên tác tiếng Anh
“DARE TO FAIL” của Billi P. S Lim.
HARDKNOCKS FACTORY SDN BHD
Nhà xuất bản Trẻ
Người đánh máy: trungle, Leezay_NL
Nguồn: Thuvien e-book.com
MỤC LỤC
Chương I Thời thơ ấu
Chương II Những ngày ở trung học
Chương III
VÀ CÔNG TY CỦA CHÚNG TÔI ĐƯỢC SÁNG LẬP
Chương IV
TRỞ LẠI LÀM CÔNG CHO NGƯỜI KHÁC
Chương V
THẤT BẠI
Chương VI
GIÁ TRỊ CỦA THẤT BẠI
Chương 7
NỖI SỢ HÃI THẤT BẠI
Chương 8
THẤT BẠI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM
CHƯƠNG 9
CÁC HẬU QUẢ CỦA SỰ THẤT BẠI TRONG XÃ HỘI CHÚNG TA
CHƯƠNG 10
NỖI SỢ HÃI KHÔNG KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM
CHƯƠNG 11
NỖI SỢ HÃI MÌNH ĐÃ QUÁ GIÀ ĐỂ THÀNH CÔNG
CHƯƠNG 12
SỢ KHÔNG ĐẠT KẾT QUẢ
CHƯƠNG 13
CÁC ĐAU ĐỚN RẮC RỐI, KHÓ KHĂN, VÀ ĐAU KHỔ
CHƯƠNG 14
LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI MẶT VỚI THẤT BẠI
Chương 15 KHI TẤT CẢ ĐỀU THẤT BẠI
Chương 16
BẠN SẼ LÀM GÌ NẾU KHÔNG THỂ THẤT BẠI ?
LỜI ĐỀ TẶNG NGƯỜI BỊ THẤT BẠI
Chương I
Thời thơ ấu
Tôi sinh năm 1950 trong một đại gia đình có 14 đứa con. Cha tôi bán hàng
thịt, còn mẹ tôi là một người nội trợ bình thường. Tôi sinh ra trong tầng lớp
thấp kém của xã hội, giữa những người nói năng rất thô lỗ và cộc cằn, nơi
mà hằng ngày mọi người cứ luôn miệng chửi thề và nói những từ khó nghe.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã trải qua tuổi thơ khó khăn của mình, không
ngày nào về nhà mà cha không chửi rủa, đánh mẹ tôi hay một đứa trong
chúng tôi.
Chúng tôi luôn phải ăn những mẩu xương và thịt heo thừa mà cha tôi bán
không hết trong ngày. Không biết có phải vì đó là cách buôn bán của ông hay
vì chúng tôi chỉ là những kẻ ăn bám mà ông đối xử bất công với chúng tôi
khi ông dành toàn phần thịt ngon nhất cho khách hang và để cho chúng tôi
toàn những mẩu vụn không ai thèm mua.
Cha tôi lớn lên với ý nghĩ rằng cách dạy con tốt nhất trong mọi trường hợp
là phải thật “nghiêm khắc” và “cứng rắn”. Một lần, ông kể với chúng tôi
rằng suốt thời thơ ấu của mình, không ngày nào ông không bị mẹ nuôi cốc
vào đầu (cha tôi vốn là con nuôi); vì vậy cho đến tận bây giờ, ông vẫn tin
rằng ông khấm khá hơn, thông minh hơn các anh em nuôi và cả các anh chị
em ruột của mình là nhờ những cái cốc đầu ấy.
Tôi còn nhớ một lần nọ, cha đánh chị cả tôi mạnh tay đến nỗi chị không thể
chịu đựng được nữa nên phải báo cảnh sát. Chắc hẳn các bạn cũng đoán ra
được tình huống lúc đó tồi tệ đến mức nào vì chúng tôi sợ cha đến nỗi
không dám nói với bất cứ ai về việc cha đánh đập mình, nói gì đến việc báo
cảnh sát.
Một lần khác mà tôi còn nhớ là lúc tôi bị đánh và bị đốt áo sơ mi vì không
chuẩn bị sẵn sàng đi học khi xe đến đón dù hôm đó xe đến sớm hơn thường
lệ.
Ngược lại, mẹ tôi là người phụ nữ dịu dàng và giản dị nhất mà ai cũng phải
mơ ước. Dù bị ông bà và cha tôi đánh đập và la mắng, mẹ vẫn cứ nhẫn
nhục và phục tùng họ. Lần nọ, mẹ kể với tôi rằng chi tôi chỉ “âu yếm” bà
trong ba ngày đầu tiên sau lễ cưới. Tôi không hình dung nổi làm thế nào 14
anh em ra đời được!
Còn một việc nữa, đó là trừ nhà ra, nơi duy nhất tôi có thể đến là trường
học. Vì thế, tôi luôn mong được đến trường, tuy nhiên đó cũng là nơi tôi vừa
yêu vừa ghét. Đó là vì suốt thời gian học tiểu học, tôi gặp phải một ông
thầy thích nhéo hơn là dạy học. Mỗi khi chúng tôi không trả lời được câu
hỏi, ông bắt chúng tôi đứng lên ghế, rồi tới cạnh bên, thọc tay vào túi quần
sooc của chúng tôi và….. nhéo!
Nhà thì giống như ngọn lửa, còn trường học giống “ cái chảo nóng”. Một
thứ nữa cũng là một phần của tuổi thơ chúng tôi, đó là “kết phe”. Mỗi ngày
sau khi tan học, tôi chẳng còn muốn về nhà, mà lại la cà đó đây với lũ bạn,
đùa giỡn và đánh bạc….. Thậm chí, chúng tôi thành lập một đội bóng rổ
mang tên “ FORTISS”; về sau, chúng tôi đã lấy tên này đặt cho công ty của
mình. Đó là toàn cảnh những ngày thơ ấu của tôi.
Tôi sinh ra giữa hai thái cực. Phải nói rằng tuổi thơ của tất cả anh chị em tôi
bị ảnh hưởng và tôi không dám đoan chắc điều này không để lại dấu vết gì
trong cuộc đời chúng tôi sau này.
Nhiều người trong chúng ta cũng gặp phải điều tương tự trong cuộc sống.
Cuộc sống có thể đã quá tệ bạc với ta. Thậm chí ta có thể nói nó quá bất
công và tự hỏi mình tại sao lại thế. Trong cuộc tìm kiếm câu trả lời cho
điều này, một số người bị rối loạn về mặt tinh thần và tâm lý, và nhiều
người vẫn còn hết sức sợ hãi. Một số khác bị ảnh hưởng nặng nề đến nỗi
họ bị “nhấm chìm” và mãi mãi không bao giờ đứng lên được nữa.
Chương II
Những ngày ở trung học
Trong chương đầu tiên, tôi đã giới thiệu quãng đời lúc anh chị em chúng tôi
còn phải dựa dẫm vào cha mẹ và những gì chúng tôi đã trải qua trong thời
gian đó.
Vào năm 1967, tôi đang học năm thứ năm ở trường trung học Batu Pahat,
Jonor, Malaysia; đây là năm mà tôi cho là “trọng ...