Tư duy lịch sử (historical thinking): Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho việc thực hiện chương trình môn Lịch sử 2018
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 767.63 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Tư duy lịch sử (historical thinking): Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho việc thực hiện chương trình môn Lịch sử 2018 tập trung thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản. Thứ nhất, tìm hiểu quan niệm và cấu trúc tư duy lịch sử của một số quốc gia trên thế giới. Thứ hai, trên cơ sở đó đối chiếu với năng lực lịch sử được mô tả trong chương trình môn Lịch sử 2018 và đề xuất các chỉ báo cụ thể cho biểu hiện của năng lực lịch sử, đồng thời gợi ý hoạt động học tương ứng, giúp giáo viên (GV) triển khai chương trình một cách hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy lịch sử (historical thinking): Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho việc thực hiện chương trình môn Lịch sử 2018 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0162 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 42-49 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHO VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ 2018 Ninh Thị Hạnh Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Năm học 2022 – 2023, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được thực hiện ở cấp THPT. Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển năng lực lần đầu tiên đưọc áp dụng ở Việt Nam, việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết đối với tất cả các bộ môn, trong đó có môn Lịch sử. Bài viết tập trung thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản. Thứ nhất, tìm hiểu quan niệm và cấu trúc tư duy lịch sử của một số quốc gia trên thế giới. Thứ hai, trên cơ sở đó đối chiếu với năng lực lịch sử được mô tả trong chương trình môn Lịch sử 2018 và đề xuất các chỉ báo cụ thể cho biểu hiện của năng lực lịch sử, đồng thời gợi ý hoạt động học tương ứng, giúp giáo viên (GV) triển khai chương trình một cách hiệu quả. Từ khoá: tư duy lịch sử, dạy học lịch sử, chương trình môn Lịch sử 2018, năng lực lịch sử, chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. Mở đầu Sự phát triển của công nghệ và Internet làm thông tin, tri thức trở ngày càng trở nên phổ biến, dễ dàng tiếp cận. Trong giáo dục, “mục tiêu và phương pháp luyện khả năng ghi nhớ không còn được đánh giá cao. Ngược lại khả năng nghiên cứu những nguồn thông tin đồ sộ và sắp xếp, xử lí thông tin đó theo cách hữu ích lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết” [1, 5]. Do đó, trong những năm gần đây, khái niệm “tư duy lịch sử” được “hồi sinh” trong nghiên cứu về giáo dục lịch sử, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Australia. Có 41.300 kết quả liên quan đến cụm từ khóa “historical thinking” được tìm thấy trên Google Scholar. Nổi bật nhất là những nghiên cứu của Peter Seixas trong dự án “Tư duy Lịch sử” (The Historical Thinking Project, 2006 - 2014) [2]. Ở Đức và Áo, tư duy lịch sử cũng chiếm ưu thế trong cuộc thảo luận về lịch sử giáo dục trong thập kỉ qua với các nghiên cứu của Barricelli & Gautschi; Körber, Schreiber & Schöner; Kühberger… [3, 29]. Ở Australia, “sự phát triển và tích hợp “tư duy lịch sử” trong chương trình giảng dạy được đánh giá là mang lại hy vọng cho việc khơi dậy sự hiểu biết lịch sử ở học sinh” [4, 130]. Ở các quốc gia Đông Nam Á, như Thái Lan, Malaysia… tư duy lịch sử được đánh giá là rất quan trọng vì ba lí do chính: “Thứ nhất, thúc đẩy việc tìm hiểu lịch sử và tìm hiểu bản chất của môn lịch sử. Thứ hai, tích cực hoá hoạt động của học sinh. Thứ ba, khuyến khích việc học lịch sử với các quan điểm khác nhau” [5, 13]. Và việc thành thạo kĩ năng tư duy lịch sử được khẳng định: “giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của lịch sử trong cuộc sống hiện tại, thấm nhuần các giá trị đạo đức và lòng yêu nước” [6, 17]. Ở Việt Nam, mục tiêu trọng tâm của chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018 là giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, với 3 thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Tuy Chương trình đã xây dựng được các biểu Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 22/11/2022. Ngày nhận đăng: 10/12/2022. Tác giả liên hệ: Ninh Thị Hạnh. Địa chỉ e-mail: ninhhanhhpu2@gmail.com 42 Tư duy lịch sử (Historical Thinking): nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và gợi ý… hiện cơ bản của từng thành phần năng lực lịch sử nhưng chưa mô tả rõ các chỉ báo (xem chi tiết trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018). Điều này tạo ra những khó khăn đối với GV khi triển khai chương trình vì chưa rõ các năng lực đó được thể hiện ở học sinh thông qua minh chứng và hoạt động cụ thể nào. Đối chiếu “tư duy lịch sử” đang được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu giáo dục lịch sử trên thế giới và “năng lực lịch sử” trong Chương trình môn Lịch sử 2018 ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng về bản chất của hai khái niệm này. Từ đó, đề xuất tham khảo những chỉ báo của khái niệm “tư duy lịch sử” để làm rõ nội hàm của các biểu hiện “năng lực lịch sử”, giúp GV dễ dàng hơn trong việc thiết kế, triển khai bài dạy với trọng tâm phát triển được năng lực lịch sử của HS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kĩ năng tư duy lịch sử trong chương trình phổ thông của một số quốc gia trên thế giới * Khái niệm tư duy lịch sử “Tư duy lịch sử” là một trong những khái niệm trọng tâm của nghiên cứu giáo dục lịch sử từ cuối thế kỉ XX. Các nghiên cứu đều khẳng định tư duy lịch sử không đơn thuần được định nghĩa là một loại của tư duy phản biện, mà đó là loại tư duy độc lập. Peter Seixas khẳng định tư duy lịch sử “là trọng tâm của việc giảng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy lịch sử (historical thinking): Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho việc thực hiện chương trình môn Lịch sử 2018 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0162 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 42-49 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHO VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ 2018 Ninh Thị Hạnh Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Năm học 2022 – 2023, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được thực hiện ở cấp THPT. Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển năng lực lần đầu tiên đưọc áp dụng ở Việt Nam, việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết đối với tất cả các bộ môn, trong đó có môn Lịch sử. Bài viết tập trung thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản. Thứ nhất, tìm hiểu quan niệm và cấu trúc tư duy lịch sử của một số quốc gia trên thế giới. Thứ hai, trên cơ sở đó đối chiếu với năng lực lịch sử được mô tả trong chương trình môn Lịch sử 2018 và đề xuất các chỉ báo cụ thể cho biểu hiện của năng lực lịch sử, đồng thời gợi ý hoạt động học tương ứng, giúp giáo viên (GV) triển khai chương trình một cách hiệu quả. Từ khoá: tư duy lịch sử, dạy học lịch sử, chương trình môn Lịch sử 2018, năng lực lịch sử, chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. Mở đầu Sự phát triển của công nghệ và Internet làm thông tin, tri thức trở ngày càng trở nên phổ biến, dễ dàng tiếp cận. Trong giáo dục, “mục tiêu và phương pháp luyện khả năng ghi nhớ không còn được đánh giá cao. Ngược lại khả năng nghiên cứu những nguồn thông tin đồ sộ và sắp xếp, xử lí thông tin đó theo cách hữu ích lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết” [1, 5]. Do đó, trong những năm gần đây, khái niệm “tư duy lịch sử” được “hồi sinh” trong nghiên cứu về giáo dục lịch sử, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Australia. Có 41.300 kết quả liên quan đến cụm từ khóa “historical thinking” được tìm thấy trên Google Scholar. Nổi bật nhất là những nghiên cứu của Peter Seixas trong dự án “Tư duy Lịch sử” (The Historical Thinking Project, 2006 - 2014) [2]. Ở Đức và Áo, tư duy lịch sử cũng chiếm ưu thế trong cuộc thảo luận về lịch sử giáo dục trong thập kỉ qua với các nghiên cứu của Barricelli & Gautschi; Körber, Schreiber & Schöner; Kühberger… [3, 29]. Ở Australia, “sự phát triển và tích hợp “tư duy lịch sử” trong chương trình giảng dạy được đánh giá là mang lại hy vọng cho việc khơi dậy sự hiểu biết lịch sử ở học sinh” [4, 130]. Ở các quốc gia Đông Nam Á, như Thái Lan, Malaysia… tư duy lịch sử được đánh giá là rất quan trọng vì ba lí do chính: “Thứ nhất, thúc đẩy việc tìm hiểu lịch sử và tìm hiểu bản chất của môn lịch sử. Thứ hai, tích cực hoá hoạt động của học sinh. Thứ ba, khuyến khích việc học lịch sử với các quan điểm khác nhau” [5, 13]. Và việc thành thạo kĩ năng tư duy lịch sử được khẳng định: “giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của lịch sử trong cuộc sống hiện tại, thấm nhuần các giá trị đạo đức và lòng yêu nước” [6, 17]. Ở Việt Nam, mục tiêu trọng tâm của chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018 là giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, với 3 thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Tuy Chương trình đã xây dựng được các biểu Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 22/11/2022. Ngày nhận đăng: 10/12/2022. Tác giả liên hệ: Ninh Thị Hạnh. Địa chỉ e-mail: ninhhanhhpu2@gmail.com 42 Tư duy lịch sử (Historical Thinking): nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và gợi ý… hiện cơ bản của từng thành phần năng lực lịch sử nhưng chưa mô tả rõ các chỉ báo (xem chi tiết trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018). Điều này tạo ra những khó khăn đối với GV khi triển khai chương trình vì chưa rõ các năng lực đó được thể hiện ở học sinh thông qua minh chứng và hoạt động cụ thể nào. Đối chiếu “tư duy lịch sử” đang được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu giáo dục lịch sử trên thế giới và “năng lực lịch sử” trong Chương trình môn Lịch sử 2018 ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng về bản chất của hai khái niệm này. Từ đó, đề xuất tham khảo những chỉ báo của khái niệm “tư duy lịch sử” để làm rõ nội hàm của các biểu hiện “năng lực lịch sử”, giúp GV dễ dàng hơn trong việc thiết kế, triển khai bài dạy với trọng tâm phát triển được năng lực lịch sử của HS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kĩ năng tư duy lịch sử trong chương trình phổ thông của một số quốc gia trên thế giới * Khái niệm tư duy lịch sử “Tư duy lịch sử” là một trong những khái niệm trọng tâm của nghiên cứu giáo dục lịch sử từ cuối thế kỉ XX. Các nghiên cứu đều khẳng định tư duy lịch sử không đơn thuần được định nghĩa là một loại của tư duy phản biện, mà đó là loại tư duy độc lập. Peter Seixas khẳng định tư duy lịch sử “là trọng tâm của việc giảng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học giáo dục Tư duy lịch sử Chương trình môn Lịch sử Cấu trúc tư duy lịch sử Năng lực lịch sửTài liệu liên quan:
-
11 trang 454 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 386 0 0 -
206 trang 309 2 0
-
5 trang 293 0 0
-
56 trang 272 2 0
-
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 248 0 0 -
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 238 1 0 -
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 193 0 0 -
Mô hình năng lực giao tiếp trong đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh
6 trang 179 0 0 -
6 trang 170 0 0