Bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước – Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sôi sục hào hùng thể hiện được niềm lạc quan, khát vọng hành động vì dân, vì nước của nhà cách mạng Phan Bội Châu. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng thể hiện trong bài Lưu biệt khi xuất dương Phan Bội ChâuVĂN MẪU LỚP 11 TƯ DUY MỚI MẺ, TÁO BẠO VÀ KHÁT VỌNG HÀNH ĐỘNG CỦA NHÀ CHÍ SĨ CÁCH MẠNG THỂ HIỆN TRONG BÀI LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG PHAN BỘI CHÂU I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Phan Bội Châu không những là nhà yêu nước và cách mạng mà còn là nhà văn lớn của dân tộc. Ông để lại cho nước nhà một kho tàng thơ văn đồ sộ. Với tư duy nhạy bén và không ngừng đổi mới, với tài năng sáng tạo đa dạng phong phú, Phan Bội Châu từng một thời làm rung động biết bao con tim yêu nước bằng những vần thơ sục sôi, nhiệt huyết của mình. Trong vòng mấy chục năm đầu thế ki XX, Phan Bội Châu được coi là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng. – Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, Phan Bội Châu làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để từ giã bạn bè, đồng chí. Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú đường luật. – Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Đôi nét về hoàn cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX – Vào những năm cuối thế kỉ XIX, phong trào cần vương chống Pháp thất bại, các nhà nho Việt Nam nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Phan Bội Châu là một trong những nhà nho đầu tiên có ý chí đó. – Vào nhừng năm đầu thế kỉ XX, đối với các nhà yêu nước Việt Nam, hướng về Nhật Bản cũng có nghĩa là hướng về chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ. Chính vì vậy, theo chủ trương của Duy Tân hội, Phan Bội Châu đã lãnh dạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản. Với những lí do trên, Phan Bội Châu sẽ sang Nhật Bản để tìm đường cứu nước. Đó cũng chính là hoàn cảnh sáng tác bài thơ Lưu biệt khi xuất dương. 2. Tư duy mới mẻ, táo bạo thể hiện ở quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ. – Hai câu thơ đầu khẳng định một lẽ sống đẹp của kẻ làm trai: “Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời”. – Phan Bội Châu quan niệm đã làm trai thì phải khác thường, biết sống phi thường, phải biết chủ động xoay chuyển đất trời, vũ trụ chứ không sống tẻ nhạt, tầm thường buông xuôi mặc cho con tạo vần xoay. – Phan Bội Châu tiếp nối quan niệm về chí nam nhi của các nhà nho trước. Nghĩa là người con trai sống ở trên đời phải làm được điều gì đó lớn lao phi thường. Điều mới mẻ là quan niệm của Phan Bôi Châu táo bạo và quyết liệt hơn. Người con trai dám đối mặt với đất trời để phấn đấu mong làm việc lớn cho đời: “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Con người dám đối mặt với cả đất trời, cả vũ trụ để tự khẳng định mình. Đó là một tư thế, một tầm vóc phi thường. 3. Tư duy mới mẻ thể hiện ở ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc. Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thưở há không ai? Hai câu thơ thể hiện ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc. Tớ” chỉ cái tôi của nhà thơ, một cái tôi của một công dân đầy trách nhiệm trước cuộc đời. Câu thơ “Trong khoảng trăm năm cần có tớ” một lần nữa khẳng định trăm năm cần có người cống hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, để lưu danh muôn thưở. Trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động thì quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu thật đáng trân trọng. 4. Tư duy mới mẻ, táo bạo thể hiện ở thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ. Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài! – Câu thơ thứ nhất nói về cảnh đen tối của lịch sử nước nhà. Nước mất nhà tan, phong trào Cần vương thất bại. Một bầu không khí u ám bao trùm. Trước tình cảnh đất nước như vậy nhà thơ thấy đau xót trong lòng nhưng đồng thời cũng thể hiện ý chí sắt thép của những người không chịu sống cuộc đời nô lệ đắng cay. Cụm từ “sống thêm nhục” khẳng định ý chí sắt đá của tác giả. – Tác giả có nhận thức rất mới mẻ: “Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài” Điều đó có nghĩa là sách thánh hiền chẳng giúp ích được gì trong buổi nước mất nhà tan. Nếu cứ khư khư ôm giữ thì chỉ là “ngu” mà thôi. Tác giả không phủ nhận cả nền học vấn Nho giáo nhưng ông rất táo bạo khẳng định rằng không thể theo học sách thánh hiền khi mà nhân dân đang sống cuộc sống tủi nhục lầm than của người mất nước. Có được nhận thức sáng suốt đó, tác giả phải là người có lòng vêu nước thiết tha, có khát vọng cháy bỏng trong việc tìm đường cứu dân, cứu nước. 5. Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng thể hiện ở hành động và tư thế buổi lên đường. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. – Bài thơ kết lại với tư thế ra đi hào hùng và một khát vọng cứu nước cao đẹp của tác giả. Các hình ảnh trong hai câu thơ thật lớn lao, kì vĩ ; “bể Đông” “cánh gió”, “muôn trùng”, “sóng bạc”. Thiên nhiên hùng vĩ như cũng muốn theo bước chân của người ra đi tìm đường cứu nước. – Hình ảnh kết thúc bài thơ vừa ...