Danh mục

Tư duy và thực tại

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.87 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm về xã hội mở dựa trên sự thừa nhận rằng sự hiểu biết của chúng ta về thế giới là không hoàn hảo một cách cố hữu. Những người cho rằng mình nắm được chân lí cuối cùng là đưa ra một đòi hỏi sai, họ chỉ có thể thực thi nó bằng cách áp đặt quan điểm của mình lên những người khác quan điểm. Kết quả của sự ép buộc như vậy là một xã hội đóng, trong đó quyền tự do suy nghĩ và diễn đạt bị cấm đoán. Ngược lại, nếu chúng ta thừa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy và thực tại Tư duy và thực tạiSorosChương 1. Tư duy và Thực tạiKhái niệm về xã hội mở dựa trên sự thừa nhận rằng sự hiểu biết của chúng ta về thế giớilà không hoàn hảo một cách cố hữu. Những người cho rằng mình nắm được chân lí cuốicùng là đưa ra một đòi hỏi sai, họ chỉ có thể thực thi nó bằng cách áp đặt quan điểm củamình lên những người khác quan điểm. Kết quả của sự ép buộc như vậy là một xã hộiđóng, trong đó quyền tự do suy nghĩ và diễn đạt bị cấm đoán. Ngược lại, nếu chúng tathừa nhận tính có thể sai lầm của mình, chúng ta có thể có được một sự hiểu biết tốt hơnvề thực tế mà không bao giờ đạt tới kiến thức hoàn hảo. Hành động trên sự hiểu biết đó,chúng ta có thể tạo ra một xã hội mở ra cho sự cải thiện chẳng bao giờ kết thúc. Xã hộimở không đạt tới sự hoàn hảo, nhưng nó có phẩm chất to lớn về đảm bảo quyền tự do tưduy và ngôn luận và mang lại phạm vi rộng rãi cho thử nghiệm và sáng tạo.Để giải thích khái niệm về xã hội mở, tôi phải bắt đầu với quan hệ giữa tư duy và thựctại, đặc biệt khi nó liên quan đến những chuyện xã hội. Tôi cần chứng tỏ cái gì là cái làmcho sự hiểu biết của chúng ta không hoàn hảo một cách cố hữu. Tri thức không vượt quátầm hiểu biết của chúng ta, nhưng khi đến các tình thế trong đó chúng ta là những ngườitham gia tích cực chúng ta không thể đặt cơ sở cho quyết định của mình chỉ riêng trên trithức. Tri thức liên quan đến các sự thực, nhưng các sự kiện mà các quyết định của chúngta liên quan đến không phải là các sự thực. Chúng nằm trong tương lai và tuỳ thuộc vàocác quyết định hiện tại của chúng ta. Ngay cả sau khi chúng đã xảy ra, chúng khác các sựthực tạo thành đối tượng chủ thể của khoa học tự nhiên bởi vì chúng bị ảnh hưởng của cáichúng ta tư duy về; đó là nguồn gốc của những khó khăn của chúng ta.Mối quan hệ giữa tư duy và thực tại là một chủ đề làm các triết gia bận tâm từ khởi đầucủa triết học, nhưng vẫn chưa được hiểu một cách thích đáng. Bản chất của các vấn đềtriết học là nó không có các câu trả lời dứt khoát, không thể chối cãi được, hay, chính xáchơn, mỗi câu trả lời lại nêu ra những câu hỏi mới. Tôi không thể hi vọng làm tốt hơn mộtchút nào, nhưng tôi cảm thấy tôi có cái gì đó quan trọng để nói.Điểm cốt lõi tôi muốn đưa ra là mối quan hệ giữa tư duy và thực tại mang tính phản thân(reflexive) - tức là, cái chúng ta nghĩ, có một cách tác động lên cái chúng ta nghĩ về. Hiểnnhiên, điều này không đúng với mọi khía cạnh của thực tại. Các hiện tượng tự nhiên diễntiến bất chấp cái chúng ta nghĩ. Chỉ trong lĩnh vực xã hội thì tính phản thân mới thíchđáng, nhưng đó chính là chủ đề chúng ta quan tâm ở đây. Tôi sẽ thử chứng minh rằngtính phản thân đưa một yếu tố bất định cả vào sự hiểu biết của người tham gia lẫn vào cácsự kiện mà họ tham gia vào. Tính phản thân không là nguồn bất định duy nhất, cả trongtư duy của chúng ta hay trong thực tại, nhưng khi nó xảy ra, nó tạo thành một nguồn bấtđịnh thêm vào.Tôi bước vào thảo luận với sự bối rối. Các lí lẽ triết học thường có xu hướng chẳng baogiờ chấm dứt, và, đặc biệt, tính phản thân dựa vào một lí lẽ vòng vo: Sự hiểu biết củangười tham gia là không hoàn hảo bởi vì sự hiểu biết không hoàn hảo của họ đưa một yếutố không thể tiên đoán được vào tình thế mà họ tham gia. Tôi cũng có các khó khăn riêngtrong đối phó với chủ đề. Một lần, vào đầu các năm 1960, tôi đã để ba năm khảo sát nócho đến một hôm tôi đã chẳng hiểu nổi cái tôi viết ngày hôm trước và quyết định thôi.Bây giờ tôi qay trở lại cùng vũ đài đó. Tôi đã được củng cố bởi thành công của mìnhtrong áp dụng khung khổ của tôi trong thế giới thực tế.Lí thuyết Tương hợp về Chân líĐể đạt được tri thức, cần phân biệt giữa tư duy và thực tại. Tri thức bao gồm các tuyên bốđúng và, theo lí thuyết tương hợp về chân lí, các tuyên bố là đúng khi, và chỉ khi, chúngtương ứng với các sự thực. Để có khả năng xác định liệu tuyên bố có đúng không, sự thựcphải độc lập với các tuyên bố dẫn chiếu tới nó; phải có một sự tách bạch kín kẽ giữa cáctuyên bố và các sự thực: các sự thực ở một bên, các tuyên bố ở bên kia. Các sự thực cóthể dùng như tiêu chuẩn theo đó sự thật của các tuyên bố được đánh giá.Không suy ra, tuy vậy, rằng các sự thực luôn tách rời và độc lập với các tuyên bố liên hệvới chúng. Tất cả cái được khẳng định là sự tách bạch là cần thiết cho thâu nhận tri thức.Đôi khi sự tách bạch cần thiết thịnh hành, lúc khác lại không; trong trường hợp sau, sựhiểu biết của người tham gia không đạt tới tri thức.Trong các xã hội nguyên thuỷ, người dân không phân biệt giữa tư duy riêng của họ và thếgiới mà những suy nghĩ đó liên quan tới. Họ tạo ra các niềm tin được coi như thực tại.Thí dụ, họ ban linh hồn cho các đối tượng và họ chấp nhận sự tồn tại của những linh hồnđó. Một khi sự phân biệt giữa suy nghĩ và thực tại được nhận ra, quan niệm này về thếgiới có thể thấy là sai. Những tuyên bố đúng có thể được phân biệt với các tuyên bố saivà con đường cho phát triển tri thức mở ra. Thuyết vật ...

Tài liệu được xem nhiều: