Thông tin tài liệu:
Tư duy mới về giai cấp công nhân chính là làm rõ khả năng và yêu cầu của giai cấp công nhân hiện đại; đồng thời, khẳng định tính trí tuệ, tính hiện đại của chính đảng giai cấp công nhân. Trên cơ sở nhận thức đúng bản chất và xu thế phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam ngày nay, Đảng có chủ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy về giai cấp công nhân và ĐCS TƯ DUY MỚI VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN Nguồn: fpe.hnue.edu.vn Tư duy mới về giai cấp công nhân chính là làm rõ khả năng và yêu cầucủa giai cấp công nhân hiện đại; đồng thời, khẳng định tính trí tuệ, tính hiệnđại của chính đảng giai cấp công nhân. Trên cơ sở nhận thức đúng bản chất vàxu thế phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam ngày nay, Đảng có chủtrương thích hợp để tiếp tục nâng cao chất lượng giai cấp công nhân, bảo đảmcho họ xứng đáng với vai trò lãnh đạo trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hộihiện đại. 1 - Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu sự hìnhthành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, C. Mác đã phát hiện ra vaitrò lịch sử của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh cách mạngxóa bỏ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội xã hộichủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh cách mạng vìsứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân chuyển từ giai cấp tự mình thànhgiai cấp vì mình, phong trào công nhân phát triển từ tự phát đến tự giáckhi tổ chức ra đội tiên phong của mình - các Đảng Cộng sản (có thể vớinhững tên gọi khác nhau ở những nước khác nhau, đôi khi ngay trong mộtnước). Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đầu thế kỷ XX đãmở ra thời đại quá độ của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tiếp đó là sự hình thành hệ thống xãhội chủ nghĩa trên thế giới vào giữa thế kỷ XX. Hệ thống này đã ảnhhưởng tích cực đến đời sống nhân loại trong nhiều thập niên sau. Điều đóchứng minh cho phát hiện đúng đắn của C.Mác về vai trò lịch sử của giaicấp công nhân. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩaxã hội ở nhiều nước và sự thoái trào của cách mạng xã hội chủ nghĩa trênthế giới đã dẫn đến việc xét lại vai trò lịch sử của giai cấp công nhân vàthời đại quá độ của xã hội loài người lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩacộng sản. Tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay, chúng ta cần tiếp tục khẳngđịnh luận điểm của C.Mác về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, nhưngcũng cần có tư duy mới về giai cấp công nhân. Bởi vì, trong mấy trămnăm, kể từ khi giai cấp công nhân ra đời đến nay, xã hội loài người trảiqua biết bao biến cố to lớn, cả những bước ngoặt có tính thời đại, nhưCách mạng Tháng Mười Nga và sự phát triển của văn minh nhân loại từvăn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Chủ nghĩa tư bản không cònlà chủ nghĩa tư bản cổ điển mà đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, chủnghĩa tư bản hiện đại. Giai cấp công nhân cũng thay đổi rất nhiều, kháchẳn giai cấp công nhân ở thế kỷ XIX, từng được Ph.Ăng-ghen mô tả trongtác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. Như chúng ta đã biết, những luận điểm của C. Mác về giai cấp côngnhân được đưa ra trong điều kiện của văn minh công nghiệp. Nhữngthành tựu mới của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại từ giữa thếkỷ XX, tiếp đó là cuộc cách mạng tin học, đã dần dần đưa nhân loại từ vănminh công nghiệp sang văn minh trí tuệ, đánh dấu bước phát triển nhảyvọt chưa từng có của lực lượng sản xuất trong lịch sử nhân loại. Do vậy,tư duy mới về giai cấp công nhân phải là tư duy về giai cấp công nhântrong điều kiện của văn minh trí tuệ. Quan điểm xuất phát nêu trên có căn cứ khoa học từ chủ nghĩa Máchay thuộc loại quan điểm tư sản duy lực lượng sản xuất? Ai cũng biết,luận điểm của C. Mác về sự gắn bó giữa lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất khác hẳn luận điểm còn phiến diện trước đó chỉ thấy hoặc nhấnmạnh một chiều vai trò của lực lượng sản xuất. C.Mác luôn luôn khẳngđịnh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với quanhệ sản xuất. Ông cho rằng, sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội nàysang hình thái kinh tế - xã hội khác nhất thiết phải trải qua đấu tranh cáchmạng của những giai cấp cách mạng, nhưng nhân tố quyết định nhất vẫnlà bước nhảy vọt mới về chất của lực lượng sản xuất. Ông từng nói đại ý:máy hơi nước đẻ ra nhà tư bản. Nhân đây tôi muốn nói thêm, sự sụp đổcủa chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do nhiều nguyênnhân trực tiếp, nhưng nguồn gốc sâu xa là sự lạc hậu, bất cập của chủnghĩa xã hội mô hình cũ và của ban lãnh đạo ở các nước này trước sựphát triển mới của văn minh nhân loại. 2 - Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản, nhất là của chủ nghĩatư bản hiện đại, gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất từvăn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, rồi từ văn minhcông nghiệp sang văn minh trí tuệ. Đến nay, những thành tựu đó đãlàm thay đổi rất nhiều chế độ tư bản, giai cấp tư sản, giai cấp côngnhân và các tầng lớp dân cư trong hầu hết các quốc gia - dân tộc. Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ văn minh công nghiệp sangvăn minh trí tuệ dần dần làm thay đổi căn bản cơ cấu các ngành nghề kinhtế - kỹ thuật, và từ đó, hình thành dần một giai cấp công nhân mới, rõ nhấtlà ở các nước tư bản phát triển. Cơ cấu GDP của các nước tư bả ...