Làm sao để con bạn có thói quen thích đọc sách
Cu Bin nhà mình học môn gì cũng khá, chỉ có môn văn trầy trật mãi mới đủ điểm trung bình. Cô giáo bảo phải cho nó đọc truyện, sách thật nhiều, nhưng nó vốn ghét sách truyện từ nhỏ, chẳng có cách nào làm cho nó đọc một cuốn truyện từ đầu đến cuối. Chị Hương than phiền với Hòa, người bạn thân và cũng là giáo viên dạy văn. “Được, cậu giao nó cho mình, để mình thử xem”. Vạn sự khởi đầu nanChủ nhật ấy,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ ghét thành thích
Từ ghét thành thích. Làm sao để con bạn có
thói quen thích đọc sách
Cu Bin nhà mình học môn gì cũng khá,
chỉ có môn văn trầy trật mãi mới đủ điểm
trung bình. Cô giáo bảo phải cho nó đọc
truyện, sách thật nhiều, nhưng nó vốn ghét sách truyện từ
nhỏ, chẳng có cách nào làm cho nó đọc một cuốn truyện từ
đầu đến cuối. Chị Hương than phiền với Hòa, người bạn
thân và cũng là giáo viên dạy văn. “Được, cậu giao nó cho
mình, để mình thử xem”.
Vạn sự khởi đầu nanChủ nhật ấy, cu Bin được mẹ chở
đến nhà cô Hòa chơi cả ngày. Nó giúp cô Hòa tưới cây
cảnh, sửa lại hàng rào. Chiều đến, cô Hòa “chiêu đãi nó
một chầu xem phim” đặc biệt. Cuốn phim về thám tử
Sherlock Holmes làm thằng bé mê tít. Khi về nhà, nó muốn
mượn thêm vài cuốn thì cô Hòa bảo: “Phim cô có mỗi một
cuốn, chỉ có sách về Sherlock Holmes là cô có đủ, Bin
mang về đọc đi”. Ngần ngừ một lát, Bin cũng đồng ý.
Có công mài sắt có ngày nên kimHai tuần sau, nó gọi
điện kể vanh vách cho lũ bạn nghe về các vụ án mà nhà
thám tử lừng danh ấy đã phá được.
Sau Sherlock Holmes, Bin bắt đầu đọc Lupin, về các cuốn
truyện trinh thám khác. Hết mùa hè, nó bắt đầu thích đọc
hơn cả bố và mẹ cộng lại. Vào năm học mới, Bin viết văn
hay hơn hẳn. Nó biết chấm, ngắt câu hợp lý. Câu văn có nét
so sánh dí dỏm, hóm hỉnh, nhiều hình ảnh hơn. Chị Hương
cứ phục bạn sát đất, nhưng chị Hòa chỉ cười “Thích đọc
sách hay không, không phải bản tính của trẻ. Đó chỉ là một
thói quen tốt hoàn toàn có thể tập được”.
Vài mách nước nho nhỏCon bạn có thích đọc sách không?
Bạn đã làm gì để giúp chúng tiếp cận với sách báo và khơi
gợi hứng thú của chúng trong việc đọc. Sau đây là một số
mách nước nho nhỏ giúp bạn:
Có thể tập cho trẻ thích đọc sách ở lứa tuổi nào là tốt
nhất?
Càng sớm càng tốt. Trẻ dưới 4 tuổi đã có thể nhận biết
những cuốn sách có tranh ảnh đẹp, màu sắc cuốn hút. Bạn
hãy dành thời gian kể những mẩu chuyện tranh đơn giản
cùng lúc với việc giở cho chúng xem tranh ảnh về câu
chuyện đó. Nếu không có thời gian, mỗi tuần chỉ cần tập
cho chúng xem từ 2 đến 4 lần. Mỗi lần 15 đến 30 phút. Sau
đó, hãy để những cuốn truyện tranh này ở đầu giường, trên
kệ thấp, để trẻ có thể tự lấy xem khi chúng muốn.
Khuyến khích chúng tự kể lại câu chuyện theo ngôn ngữ
của chúng. Nếu chúng có làm hỏng vài cuốn, đừng rầy la,
vì như thế, bạn sẽ làm cho chúng ngại tiếp cận với sách
báo.
Nếu trẻ hiếu động, không thích hợp ngồi một chỗ, làm
sao để chúng chịu đọc sách?
Hãy lựa một câu chuyện hấp dẫn kể cho trẻ nghe một đoạn
(không có đoạn kết). Bạn làm như thật sự không biết, đặt ra
câu hỏi cho đoạn tiếp theo và “nhờ” trẻ đọc để trả lời. Ví dụ
“Ráp lại thành cây tre 100 đốt, nhưng làm sao anh ta vác về
nhà được nhỉ? Lâu quá rồi mẹ quên, con đọc tiếp và kể cho
mẹ nghe với!”. Trẻ con cảm thấy chúng được khám phá và
có nhiệm vụ thật lớn “Kể cho mẹ nghe” (không có đứa trẻ
nào lại không thích được khen. Đừng tiếc lời khen khi
chúng đọc xong được một cuốn sách hoàn chỉnh).
Bắt đầu từ cuốn sách chúng thích, chứ không phải cha
mẹ chúng thích.
Đừng bao giờ bắt trẻ xem những cuốn sách bạn cho là hay
nhưng chúng không thích. Việc áp đặt này sẽ làm giảm mọi
hứng thú của chúng, đồng thời làm chúng cảm thấy rất khó
chịu. Kết cục là chúng chẳng rút ra được gì sau khi đọc cả.
Mùa hè, trẻ có thời gian rảnh nhiều hơn, bạn hãy kiên trì và
khéo léo để chúng tận dụng thời gian này đọc sách báo.
Sách thực sự là người bạn, người thầy tốt nhất của trẻ.