Khi nghĩ đến hình ảnh nữ giới, ta liên tưởng ngay tới Cái Đẹp. Khi nghĩ về mỹ thuật ta cũng nghĩ ngay đến cái Đẹp. Những hình khắc về nữ giới rải rác trên các hòn đá ở Tả Van, Hầu Thào và Tả Pin trong thung lũng mường Hoa ở Sa pa, len lỏi giữa đám đồ án kỷ hà nhằng nhịt xuất thần hiện ra rất hồn nhiên. Những bộ phận sinh dục nữ hình tròn hình tam giác, những người đàn bà khoả thân và một số trong tư thế giao hợp. ở một nơi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỪ HÌNH TƯỢNG NỮ GIỚI Ở BÃI ĐÁ CỔ SAPA, THỦ BÀN CON MẮT NHÌN CÁI THẬT
TỪ HÌNH TƯỢNG NỮ GIỚI Ở BÃI
ĐÁ CỔ SAPA, THỦ BÀN CON MẮT
NHÌN CÁI THẬT
Khi nghĩ đến hình ảnh nữ giới, ta liên tưởng ngay tới Cái Đẹp. Khi nghĩ
về mỹ thuật ta cũng nghĩ ngay đến cái Đẹp. Những hình khắc về nữ
giới rải rác trên các hòn đá ở Tả Van, Hầu Thào và Tả Pin trong thung
lũng mường Hoa ở Sa pa, len lỏi giữa đám đồ án kỷ hà nhằng nhịt xuất
thần hiện ra rất hồn nhiên. Những bộ phận sinh dục nữ hình tròn hình
tam giác, những người đàn bà khoả thân và một số trong tư thế giao
hợp. ở một nơi mà tiếng suối, tiếng chim nhiều hơn tiếng người, những
hình ảnh như thế hiện lên hoang sơ mà bí ẩn.
Khi nghĩ đến hình ảnh nữ giới, ta liên tưởng ngay tới Cái Đẹp. Khi nghĩ
về mỹ thuật ta cũng nghĩ ngay đến cái Đẹp. Những hình khắc về nữ
giới rải rác trên các hòn đá ở Tả Van, Hầu Thào và Tả Pin trong thung
lũng mường Hoa ở Sa pa, len lỏi giữa đám đồ án kỷ hà nhằng nhịt xuất
thần hiện ra rất hồn nhiên. Những bộ phận sinh dục nữ hình tròn hình
tam giác, những người đàn bà khoả thân và một số trong tư thế giao
hợp. ở một nơi mà tiếng suối, tiếng chim nhiều hơn tiếng người, những
hình ảnh như thế hiện lên hoang sơ mà bí ẩn.
Có lo go viện toán học nọ ở Mỹ mang hình một cô gái khoả thân, một
bên viết fine (đẹp) một bên viết chữ true (sự thật). Người viết thử hình
dung nếu thay hình cô gái mang vẻ đẹp Hy - La cổ điển bằng hình khắc
người đàn bà khoả thân (trên bãi đá cổ Sapa) thì điều gì sẽ xảy ra đây?
Liệu có thể để nguyên dòng chữ fine và true không? Chúng ta có phải
luôn nhìn người phụ nữ bằng hai con mắt nhìn Cái Đẹp và con mắt
nhìn Cái Thật ? Dẫu biết việc chỉ nhìn bằng một con mắt là không bình
thường, người viết cũng xin mạo muội được soi xét những hình khắc
đàn bà ở trên bãi đá cổ Sa Pa bằng Con Mắt Nhìn Cái Thật.
Cái thật thứ nhất
Hình khắc ở đây được thể hiện bằng tư duy tạo hình nguyên thuỷ. Phổ
biến cho tất thảy các hình khắc sơ khai của nhân loại, biểu đạt cơ thể
người bằng cách vạch nét hình que rất đơn giản. Cách thể hiện theo
kiểu hình bóng, sau nữa là gợi khối muộn hơn. Những hình khắc đơn
giản như những ký hiệu, bằng những dụng cụ thô sơ, bằng những nét
vạch được thấy ở Sa Pa Việt Nam cũng đã từng xuất hiện nhiều trong
nghệ thuật nguyên thuỷ như trong bức hoạ sườn núi ở Kondoa
(Tanzania), Tsodilo (Botswana), Rock Shelters of Bhimbetka (ấn Độ)...
Hoa Sơn (Quảng Tây), Hạ Lan Sơn (Ninh Hạ -Trung Quốc). Tuy vậy
không thể chỉ căn cứ vào phong cách tạo hình nguyên thuỷ để xác định
niên đại.
Cái thật thứ hai
Người xưa, khi khắc vạch những hình tượng nữ giới này họ không
nhằm biểu đạt cái mà họ thấy, nói đúng hơn họ mong muốn biểu hiện
những khát vọng. Tại sao bộ phận sinh dục phụ nữ lại được khắc một
cách khoa trương, phóng đại về tỉ lệ?
Trong tư duy nghệ thuật của nhân loại thuở sơ khai, tất cả những hình
tượng nhân vật luôn là sự tổ hợp của con người và con vật. Chúng ta
thấy rất rõ điều này trong nghệ thuật tạo hình cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà,
Trung Quốc, Châu Mỹ La Tinh... Con người thuở sơ khai, cảm thấy bé
nhỏ, yếu ớt vô cùng trước tự nhiên trong cuộc sống sinh tồn mong
manh của mình, nhân loại thuở sơ khai luôn ao ước được có cặp sừng
nhọn của bò tót, móng vuốt của báo hổ, mắt nhìn soi vạn dặm như chim
cú, có vây để bơi lội như cá, có cánh bay bổng như chim. Con người đã
chuyển những khát vọng vào trong các hình tượng nghệ thuật, các câu
chuyện thần thoại. Dấu vết còn lại của tư duy này trong ngôn ngữ như
nhân vật, con người hẳn không vô cớ. Khả năng sinh nở góp phần duy
trì nòi giống, bảo đảm cho sự tồn tại của cộng đồng, phụ thuộc vào
chức năng sinh sản của người phụ nữ. Việc mô tả bộ phận sinh dục của
con người giống như loài động vật là ước muốn có được khả năng sinh
sản giống như lợn, gà... Do đặc điểm tiến hoá của loài người mà con
người là động vật có vú duy nhất đứng thẳng và di chuyển bằng hai chi
sau. Vì tư thế này mà bộ phận sinh dục nữ giới sẽ bị khuất không giống
như động vật. Việc cố tình khắc hoạ bộ phận sinh dục nữ thể hiện rõ
mong muốn phồn thực của người xưa. Cách miêu tả như vậy cũng bắt
gặp ở hình khắc nguyên thuỷ núi Hạ Lan Sơn (Ninh Hạ Trung Quốc).
Hình tượng Phục Hy Nữ Oa thường bắt gặp trong nghệ thuật tạo hình
thời Hán (Trung Quốc). Đây là tổ tiên của người Trung Hoa, giống như
A Đam và Eva, nhưng là những A Đam và Eva có đuôi, mình người
đuôi rắn. Phục Hy, Nữ Oa đuôi quấn vào nhau ám chỉ hành vi giao cấu.
Đặc biệt trong một hình khắc Hoạ Tượng Thạch ở Tứ Xuyên, bộ phận
sinh dục của Phục Hy và nữ Oa được mô tả rất khoa trương, làm ta nhớ
tới cách diễn đạt trên các hình khắc Sa pa.
Cái thật thứ ba
Những hình vẽ này (hình giao cấu và hình khắc âm hộ) không phải
được khắc lên một cách tình cờ, họ không có ý định làm nghệ thuật,
những hình tượng con người này là kết quả của những hành vi tín
ngưỡng. Tại sao người ta lại khắc các bộ phận sinh dục phụ nữ, hình
ảnh giao cấu lên các hòn đá lớn nhỏ phơi bày giữa thanh thiên bạch
nhật. Vị trí ngoài trời của hệ thống hình tượng ...