Dù bạn học Đông học Tây, học chỗ này chỗ khác, thì việc tự học là một bí quyết học tiếng Anh rât hữu ích cho bạn. Dưới đây là những chia sẻ nhỏ để bạn có thể tìm ra cho mình một phương pháp tự học tốt nhất
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự học – một bí quyết học tiếng anh rất hiệu quả
Tự học – một bí quyết học
tiếng anh rất hiệu quả
Dù bạn học Đông học Tây, học chỗ này chỗ khác, thì việc tự học là
một bí quyết học tiếng Anh rât hữu ích cho bạn. Dưới đây là những
chia sẻ nhỏ để bạn có thể tìm ra cho mình một phương pháp tự học
tốt nhất
1. Cái nhìn từ thực tế và kinh nghiệm
Bạn bận bịu ư? Bạn thiếu thời gian ư? Bạn phải chạy hết “lò” này đến
“lò” kia? Hay bạn phải dự những lớp học phụ đạo? Chúng ta có thể ngồi
nghĩ ra hàng đống lí do để giải thích cho sự tồn tại của dăm ba con nhền
nhện ngay trong cái góc học tập nhỏ xinh nằm đối diện với chiếc giường
ngủ hàng ngày. Rất nhiều học sinh thời nay không có thời gian để học,
chỉ vì họ quá bận học. Nghe thật khôi hài phải không? Tuy nhiên, đáng
buồn thay, đó lại là sự thật. Bởi vì đối với họ không tồn tại khái niệm tự
học.
Chúng ta đưa quá nhiều thứ vào trong bộ não từ các bài giảng trên lớp
cũng như tại lớp học thêm. Chúng ta nghĩ rằng đổ đầy dầu thô vào bình
xăng là có thể chạy được xe gắn máy. Chúng ta tưởng cứ tống đẫy hồ
vào bụng là sẽ làm nên một thân thể khỏe mạnh, cường tráng. Thực tế
không phải như vậy. Con chữ cái nghĩa bạn học trên lớp mới chỉ ở dạng
“chưa tinh chế”, tức là dù đã được giáo viên biên soạn kĩ lưỡng, nó vẫn
cần phải “xào” lại để thực sự trở thành của bạn. Đáng tiếc thay, hàng
ngày, chúng ta đang cố “ăn sống nuốt tươi” tri thức bằng cách nạp nó
vào thật nhiều. Và ở đây, cái qui luật bất biến của hệ tiêu hóa vẫn khẳng
định được tính đúng đắn của nó - cái gì càng sống sượng thì càng dễ bị
đào thải.
Sự thực là, có rất nhiều cô cậu tân sinh viên bị choáng váng thật sự khi
bắt đầu bước chân vào giảng đường Đại học, nơi mà hai chữ “tự học”
được đặt ở vị trí rất cao. Mặc dù ở Việt Nam thì cao lắm cũng chỉ bằng
nửa cái chân ghế đẩu là cùng, nhưng đối với họ, đó đã tưởng như một cú
sốc ghê gớm lắm. Môi trường mới, phương pháp dạy mới, chỉ có cách
học thì “em vẫn cứ ngoan như ngày nào”. Vâng, sáng sớm bảnh mắt ra
đã hùng hục ghi ghi chép chép, rồi thầy cho gì thì nhặt lấy, hệt như mấy
chú Tiểu Ngộ Không trong rạp xiếc, hay dăm ông thực khách sang trọng
chỉ biết ăn nhà hàng. Cái thói quen cố hữu ấy từ muôn thủa đã ăn sâu
vào trong tiềm thức của các cô cậu cử nhà ta rồi. “Học phải ghi, thi phải
thuộc” – ngày nào lên lớp không viết độ dăm ba mặt giấy phê đúp thì
ngày ấy như chưa học gì. Ôi, cái quan niệm mới đáng buồn làm sao! Tôi
đã từng biết có người ngày nào cũng lên lớp, vở văn học rặt chỉ toàn chữ
là chữ, từ đầu đến cuối không sót một bài nào, nhìn phát ngốn. Nhưng
hỏi tới thì viết một đoạn văn cũng không nên hồn, câu cú lủng cà lủng
củng, ý tưởng thì lộn xộn, rồi trích dẫn sai lung tung. Cả các sinh viên
của chúng ta nữa. Ngày ngày cắm đầu cắm cổ nhịn đói lên giảng đường
cốt sao cho thật sớm, đặt mục tiêu phải viết hết đống mực Tàu trong cái
quản bút to đùng, rồi đến khi động vào kiến thức thì vẫn cứ lơ ma lơ mơ,
láng máng, léng phéng, lùng phùng, cái gì cũng “như quen mà như lạ”,
thật đáng thất vọng thay!
Có một đặc điểm chung đối với tất cả những học sinh, sinh viên kể trên
là: Họ giành quá ít thời gian để tự học. Và điều này đã ảnh hưởng lớn
đến họ. Ra ngoài đời, họ thường loay hoay, bỡ ngỡ, phản ứng chậm
trước những thay đổi và biến động của cuộc sống. Trong công việc, họ
hay gặp nhiều khó khăn, lo nghĩ, thiếu tính tự xoay sở, và hành động
không độc lập, quyết đoán, đôi khi dựa dẫm nhiều vào người khác. Bởi
vì khi học để làm người, họ đã bỏ qua cái cơ hội để được rèn luyện tính
chủ động, độc lập. Và họ đã mất rất nhiều, dù công sức học tập bỏ ra
không phải là nhỏ.
Bản thân tôi là một kẻ hầu như không đi học thêm trong suốt quãng thời
gian là học sinh phổ thông. Chỉ khi lên đại học, do vốn tiếng Anh quá
đuội và sau khi tự học thất bại, tôi mới tìm đến một trung tâm tiếng Anh
để luyện tập. Phần lớn thời gian học ngoài giờ trên lớp tôi đều dành để
tự trau dồi. Và tôi thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc tự học.
Nó đã giúp ích cho tôi, và tạo cho tôi nhiều đức tính tốt trong tư duy, suy
nghĩ. Và chính cái thói quen ấy đã ít nhất vài lần giúp tôi trong học tập.
Hồi cuối năm lớp 12, với vốn kiến thức rỗng như cái rá thủng, tôi phải
bắt tay vào tự học môn Lý (toàn bộ chương trình 12), và Hóa (bắt từ lớp
10). Ở thời điểm đó, một chữ bẻ đôi tôi cũng chịu. Không thầy (vì lúc đó
chẳng ai có hơi đâu mà dạy một thằng mù chữ), không bạn (vì lúc đó
chẳng ai có hơi đâu mà học cùng một thằng mù chữ), tôi phải tự đào tạo
mình. Thời gian từ lúc bắt đầu học đến lúc thi chưa đầy 3 tháng. Một
mình tự thiết kế lịch học, tự lập kế hoạch, tự đặt chương trình, tự nhồi
nhét, tự đọc hiểu, tự lăn lộn, tự dày vò, bằng tất cả kinh nghiệm vốn có,
trong suốt gần 90 ngày, cuối cùng trước khi thi tôi cũng đã thở phào nhẹ
nhõm. Và kết quả tôi giành được không phải là quá tệ. Qua đó, tôi đã rút
được bài học cho bản thân, và cũng là một niềm tin rất lớn: “Nếu biết
cách tự học, tôi có thể học được”
2. Tự học sẽ đem lại những gì?
Vâng, tự học mang ...