Thông tin tài liệu:
Một đất nước muốn có những bước phát triển nhảy vọt thì đầu tư để phát triển con người cần được xem là loại đầu tư có giá trị hàng đầu, trong đó đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư có tầm chiến lược.Nói đến xã hội hoá giáo dục đại học chúng ta phải xét đến con số sinh viên đại học trên tổng số dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ học để biết đến học để biết làm Từ học để biết đến học để biết làm- Một đất nước muốn có những bước phát triển nhảy vọt thì đầu tư để phát triểncon người cần được xem là loại đầu tư có giá trị hàng đầu, trong đó đầu tư cho giáodục là loại đầu tư có tầm chiến lược.Nói đến xã hội hoá giáo dục đại học chúng ta phải xét đến con số sinh viên đại họctrên tổng số dân. Theo thống kê đối chiếu do ông Hồ Anh Tuấn cung cấp (bàn tròndo TBKTSG tổ chức vào ngày 14-5-1999) thì ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ đó là 32sinh viên trên 10.000 dân. Trong khi đó con số tương đương ở Thái Lan và HànQuốc đông hơn ở Việt Nam từ 8 đến 12 lần. Xem thế ta cần phải phát triển mạnglưới các trường đại học, công lập cũng như dân lập, mới mong theo kịp các nướcchung quanh về mặt giáo dục đại học.Chỉ mới đối chiếu con số sinh viên theo học đại học ở Việt Nam và ở hai nướcchâu Á ta thấy thua họ quá xa. Tại sao lại có tình trạng như vậy?Khó khăn cho việc xã hội hoá giáo dục đại học ở nước ta nằm ở khâu tuyển sinhđại học, không phải đậu xong tú tài học sinh nào cũng đều được đi học đại học.Nếu đậu tú ở các tỉnh thì các em phải tập trung về các thành phố để thi tuyển vàođại học. Sĩ số dự thi để được tuyển vào một trường đại học nào đó, công lập haydân lập, thường phải chọi từ năm đến 12 sinh viên để chọn một. Rõ ràng đây làmột rào cản rất khốc liệt cho các cô chiêu cậu tú của ngày hôm nay, khác vớinhững năm 1950, cứ ai đậu được tú tài thì con đường học lên đại học, đỗ cử nhân,bác sĩ, kỹ sư được rộng mở.Với một rào cản rất gay gắt như thế mà đầu tư cho giáo dục đại học công lập vàdẫn lập cũng đòi hỏi một số tiền khổng lồ. Chính vì vậy Nhà nước không nên vàkhông thể ôm cả trách nhiệ m đầu tư này cho riêng mình vì ngân sách còn phải chicho nhiều chuyện khác. Nhà nước nên để cho người Việt ở trong nước và nướcngoài, thậm chí cả cộng đồng người nước ngoài cùng chia sẻ trách nhiệ m đầu tưnày miễn là không đi ngược lại với mục tiêu Nhà nước đề ra.Lại xin nói về đầu ra. Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thìphải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này doai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo - nghĩa là số sinhviên theo học cấp đại học - không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xãhội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đốivới sản phẩ m mà mình đào tạo. Ở các nước chung quanh ta, các hiệp hội ngànhnghề chuyên môn như hội ngành xây dựng, quản trị, kế toán... đều có góp ý với cáctrường đại học về chương trình giảng dạy các bộ môn này ở đại học sao cho phùhợp với tình hình thực tế ngoài xã hội. Chương trình giảng dạy được thay đổi nhưthế nào để cho sinh viên khi ra trường không thấy ngỡ ngành về ngành mà mìnhđịnh xin vào. Ngành giáo dục không còn ở trong tháp ngà xa rời với thực tế.Chúng ta cũng có tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo ở đại học, nhưng đánh giánó từ góc độ của người làm giáo dục, người dạy ở đại học chứ chưa làm như cácnước khác. Ngay như ở Nhật, người ta đòi hỏi một sinh viên tốt nghiệp ở nướcngoài phải theo học một khoá học của ngành nào đó tại một trường đại học Nhậttrong một thời gian từ sau tháng đến một năm trước khi đi làm ở một hãng Nhậttrong nước. Rõ ràng nền giáo dục đại học ở Nhật là một mắt xích trong quá trìnhnhất thể hoá từ giáo dục đào tạo đến sản xuất kinh doanh. Tôi đồng ý chất lượngđào tạo là quan trọng nhưng tôi cho rằng không phải chỉ có ngành giáo dục đánhgiá chất lượng đó mà phải có sự đồng đánh giá của các ngành nghề chuyên mônkhác trong xã hội vì họ là người trực tiếp sử dụng sản phẩm.Nhận xét của tôi ở đây có liên quan đến mục tiêu giáo dục đại học. Cách giảng dạytại địa học của chúng ta hiện nay là dạy cho sinh viên học để biết. Có nghĩa là dạychuyên về lý thuyết mà ít có thực hành, ít có đi thực tế để tìm hiểu cách mà khuvực sản xuất và kinh doanh đang làm hiện nay. Còn cách dạy ở các nước khác làdạy sinh viên học để biết làm, có nghĩa là chương trình giảng dạy phải kết hợp lýthuyết và thực tế sản xuất kinh doanh hiện có trong xã hội, xuất phát từ việc ứngdụng lý thuyết đó vào thực tế. Từ biết đến làm còn một khoảng cách rất xa.Nhưng có phải là ngành giáo dục của ta không biết được điều đó ? Thưa có biết.Biết tại sao không làm? Có nhiều vấn đề ở đây.Theo chúng tôi, để có được một chương trình đào tạo thích hợp cho từng ngànhnghề chuyên môn thì phải có sự phối hợp chặt chẽ và đầy hiểu biết giữa ngành giáodục và ngành chuyên môn nào đó. Muốn có được sự hiểu biết đó thì 2 ngành phảicó những chuyên gia hiểu biết rõ chuyên môn, hiểu biết rõ những nguyên tắc sưphạ m, hiểu rõ những điều cần biết về ngành đó và nhu cầu về nhân sự của ngànhđó. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thể có sự phối hợp như vừa nói. Bước kế tiếpsau khi lên được chương trình giảng dạy này lại còn đòi hỏi một sự phối hợp chặtchẽ giữa trường đại học và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Ở nước ta hiện nay chưacó ...