Danh mục

Từ khái niệm nông dân tới xã hội tiểu nông ở Việt Nam: Dẫn vào một nghiên cứu về phát triển nông thôn - Bùi Quang Dũng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.16 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Từ khái niệm nông dân tới xã hội tiểu nông ở Việt Nam: Dẫn vào một nghiên cứu về phát triển nông thôn" phân tích tình hình nghiên cứu về các quan hệ ruộng đất và xã hội nông thôn trong thời gian qua từ các công trình của các học giả trong nước và quốc tế. Ngoài việc phân tích, nhận diện một vài khái niệm làm việc liên quan tới vấn đề, bàiviết cũng dành thảo luận về các khía cạnh của chiến lược phát triển nông thôn ViệtNam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ khái niệm nông dân tới xã hội tiểu nông ở Việt Nam: Dẫn vào một nghiên cứu về phát triển nông thôn - Bùi Quang DũngXã hội học số 4(120), 2012 13 TỪ KHÁI NIỆM “NÔNG DÂN” TỚI “XÃ HỘI TIỂU NÔNG” Ở VIỆT NAM: DẪN VÀO MỘT NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÙI QUANG DŨNG* Nhiều nghiên cứu khoa học xã hội hiện nay cho thấy một bức tranh khá đa dạngliên quan tới tình hình nông nghiệp và xã hội nông thôn từ sau Đổi Mới cho tới thập niênđầu tiên của thế kỷ XXI. Một mặt, ta chứng kiến quá trình tích tụ ruộng đất và phân hóaxã hội; mặt khác, lại vẫn thấy nét nổi bật trong nông nghiêp và các quan hệ ruộng đấthiện nay: nền “sản xuất nhỏ” của nông dân và sự tồn tại một xã hội tiểu nông1. Sự phát triển của nền nông nghiệp và nông thôn Việt Nam tùy thuộc rất nhiềuvào mức độ, khả năng biến đổi của các quan hệ ruộng đất này. Dù hiện tượng trao đổiđất diễn ra tại mỗi vùng như thế nào thì, cuối cùng, tích tụ ruộng đất ở nhóm cư dânnày, sẽ tạo ra tình trạng không đất ở một một nhóm cư dân khác. Việc tích tụ đất đaisẽ hỗ trợ cho chủ trương hướng tới nền nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam; tu ynhiên, nó cũng sẽ làm gia tăng mối quan tâm về nghèo đói và công bằng xã hội, khimà cơ hội việc làm phi nông nghiệp tại nông thôn cũng như trình độ của lực lượng laođộng hiện nay vẫn còn thấp. Bài viết này phân tích tình hình nghiên cứu về các quan hệ ruộng đất và xã hộinông thôn trong thời gian qua từ các công trình của các học giả trong nước và quốc tế.Ngoài việc phân tích, nhận diện một vài khái niệm làm việc liên quan tới vấn đề, bàiviết cũng dành thảo luận về các khía cạnh của chiến lược phát triển nông thôn ViệtNam hiện nay. Khái niệm “Nông dân” Các môn khoa học xã hội, khi đề cập tới tình hình các nước đang phát triển, đềukhông thể nào bỏ qua được vấn đề nông nghiệp và nông dân. Trong khi đó, một cách cóphần nghịch lý, từ “nông dân” (peasant) lại là ví dụ điển hình về sự nhầm lẫn về nghĩacủa một từ thông dụng với nghĩa xã hội học của nó. Thậm chí, có lẽ, cách dùng thôngdụng của từ này lại dễ nắm bắt hơn cả. Người ta luôn hiểu khi nào thì một người là nôngdân, và khi nào thì không, ngay cả khi bàn về trường hợp những tiểu chủ giàu có, ngườilĩnh canh, người lao động nông nghiệp không có đất, trong một loạt những bối cảnh lịchsử và văn hoá đặc thù. Nhìn chung, giới nghiên cứu khoa học xã hội đã mất nhiều côngsức để thảo luận về một định nghĩa chính xác. Các nhà nghiên cứu nhân học định nghĩa nông dân thông qua những thói quen vàchuẩn mực văn hoá, đặc trưng bằng sự thu hẹp tầm nhìn và định hướng đến truyền thống.Những nỗ lực mô tả nông dân như là một phạm trù khái quát như thế, lẫn lộn với các loạihình học nhằm kết hợp mọi hình thức kinh tế xã hội khác nhau được gọi là nông dân. Tuy* PGS.TSKH, Viện Xã hội học.1 Bùi Minh, Bế Quỳnh Nga, Đặng Thị Việt Phương. Ruộng đất, nông dân và phát triển nông thôn. Tạp chí xã hội học, số 3/2012. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 4(120), 2012 14nhiên, cũng như trong giới kinh tế học Marxist, không có một định nghĩa chính xác hayhữu dụng nào được nêu ra, và thuật ngữ này vẫn bị coi là một phạm trù kinh tế - xã hội cótính mô tả hơn là tính khám phá hữu ích (Oxford Dictionary of Sociology). Cuốn sách nổi tiếng của Eric Wolf về các cuộc chiến tranh nông dân thế kỷ XX,dành một phần viết về Việt Nam, đều lấy cảm hứng từ sự phân tích kinh tế nông dân nhưlà cội nguồn của các phong trào xã hội và các cuộc chiến tranh nổi dậy. Ngoài cuốn Nôngdân, các bài báo gần đây nhất của tác giả đều nỗ lực làm rõ sự phân biệt giữa nông dân vàcác hình thức khác của người sản xuất nông nghiệp. Wolf xác định các đặc trưng của nông dân bằng cách đối lập nó với cái mà ông gọilà “người nguyên thủy” và nông gia. Nông dân được định nghĩa là những người trồng trọtở nông thôn và họ không phải là nông gia (chủ các nông trại). Nông trại về cơ bản là mộtdoanh nghiệp, ở đó các yếu tố đầu vào của sản xuất được kết hợp lại, sau đó các sảnphẩm của nông trại sẽ được bán ra ngoài thị trường với giá cao hơn. Còn người nông dân,xét về phương diện kinh tế lại không điều hành doanh nghiệp, mà quản lý nền kinh tế giađình. Vậy điều gì là cái giúp phân biệt giữa nông dân và người nguyên thủy, là ngườicũng sống ở nông thôn bằng trồng trọt và chăn nuôi ? Wolf đồng ý với Sahlins rằng xã hội nông dân có đặc trưng riêng biệt so với cácxã hội cổ truyền khác, là vì nó phụ thuộc rất nhiều vào những hình thức chính trị và kinhtế cao hơn. Các cộng đồng nông dân phải phục tùng quyền lực từ bên ngoài, và họ phảicung đốn lương thực, thực phẩm, trích từ nền kinh tế tự cung tự cấp của họ. Mỗi mộtnông dân phải mang đến lâu đài một phần mùa màng của mình, phải đến đó làm lao dịchvà đóng thuế cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: