Danh mục

TỰ KỶ Ở TRẺ EM

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 46.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1.Theo Leo Kanner.Theo Kanner, bệnh tự kỷ được mô tả bằng một tập hợp các dấu hiệu: 1. Khởi phát sớm: Trong khoảng 2 năm đầu sau khi sinh. 2. Cách ly hoàn toàn: Đứa trẻ thờ ơ, không quan tâm đến mọi người cũng như các đồ vật xung quanh. 3. Nhu cầu ổn định: Có nghĩa là một sự cần thiết gây dựng và duy trì một sự ổn định tuyệt đối của môi trường sống. 4. Các hành vi dập khuôn, có nghĩa lặp đi, lặp lại các hành động như di chuyển tay trước mặt, đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỰ KỶ Ở TRẺ EM TỰ KỶ Ở TRẺ EM I. Khái niệm trẻ tự kỷ. 1.Theo Leo Kanner. Theo Kanner, bệnh tự kỷ được mô tả bằng một tập hợp các dấu hiệu: 1. Khởi phát sớm: Trong khoảng 2 năm đầu sau khi sinh. 2. Cách ly hoàn toàn: Đứa trẻ thờ ơ, không quan tâm đến mọi người cũng như các đồ vật xungquanh. 3. Nhu cầu ổn định: Có nghĩa là một sự cần thiết gây dựng và duy trì một sự ổn định tuyệt đốicủa môi trường sống. 4. Các hành vi dập khuôn, có nghĩa lặp đi, lặp lại các hành động như di chuyển tay trước mặt,đi bằng các đầu ngón chân một cách máy móc. Tự xoay vòng tròn hoặc lắc lư cơ thể. 5. Những rối nhiễu về ngôn ngữ: Đứa trẻ không nói hoặc nói những từ vô nghĩa mà ngườikhác không hiểu. Trẻ nhai lại, lặp lại lời của người khác. 2. Theo DSM IV: Hội chứng tự kỷ được biểu hiện qua 3 loại hành vi sau: - Khiếm khuyết về quan hệ xã hội: Khó khăn trong các quan hệ liên cá nhân, thích chơi mộ mình, có các hành vi kỳ quặc, lẩn tránhtương tác mắt-mắt với người khác. - Khiếm khuyết về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp: Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ và các công cụ phi ngôn ngữ, đặc biệt trong cáctình huống giao tiếp. Không hiểu ý nghĩa lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ngữ điệu dọng nói củangười khác. Trẻ không biết biểu đạt nguyện vọng bằng ngôn ngữ, nếu nói được thì không sửdụng hoặc rất thụ động trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác. - Tưởng tượng: Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các hoạt động đòi hỏi trí tưởng tượng.Thường bám lấy một số trò chơi nhất đinh, chơi theo kiểu rập khuôn, kỳ quặc, chỉ quan tâm đếnmột vài chi tiết nhất định chứ không hiểu chức năng của đồ vật. II. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ. Căn nguyên bệnh tự kỷ là một tập hợp đa nhân tố. Hiện nay trên thế giới vẫn đang nghiên cứunguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Người ta đưa ra 3 nguyên nhân cơ bản sau: 1.Tổn thương não thực thể: Tổn thương này có thể sẩy ra ở thời kỳ bào thai (mẹ bị nhiễm vi rút rubella, sởi, ho gà, sản giật,nhiễm độc thai nghén, suy dinh dưỡng bào thai), có thể trong khi sinh (đẻ non, ngạt khi sinh, canthiệp sản khoa) hoặc sau sinh (vàng da, suy hô hấp). 2. Di truyền: Gần đây, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề xác định vị trí của các gene tự kỷ, một sốnhà nghiên cứu cho rằng có khoảng từ 3 đến 5 gene có khả năng liên quan đến Hội chứng này.Nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền chỉ ra rằng hiện tượng tự kỷ tăng lên đáng kể trong những giađình có tiền sử mắc bện này. Phương phaps nghiên cứu những cặp song sinh cho thấy tỷ lệ trẻsinh đôi cùng trứng cao hơn hẳn ở những trẻ sinh đôi khác trứng. 3. Môi trường: Ô nhiễm môi trường, nhiễm độc thuỷ ngân, chì, tiêm vắc xin phòng các bệnh sởi, ho gà, cúm...cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng. Yếu tố môi trường xung quanh không kém phần quan trọng. Xung đột về quan điểm giáo dụccon cháu của các thành viên trong gia đình. Bố mẹ mải đi làm, phó mặc con cho người giúp việctrông nom. Trình độ có hạn, hay bật tivi để dỗ trẻ. Thế nên không ít trẻ đã bị hút vào các vật vôtri, vô giác hơn là tiếp xúc với những người thật, việc thật xung quanh mình. Bố mẹ mệt, ít thờigian tiếp xúc với con là những yếu tố tiềm tàng để trẻ thu mình lại trong thế giới riêng của bảnthân. Tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở trẻ trai thường cao hơn 3 hoặc 4 lần so với trẻ gái. Như vậy theo các tác giả tự kỷ là một hội chứng bao gồm tập hợp một loạt các chiệu chứng.Nguyên nhân, nguồn gốc của hiện tượng này rất đa dạng, phức tạp. Không thể phân tích, chẩnđoán bệnh tự kỷ theo hiểu nhân quả đơn tuyến. Tuỳ trường hợp cụ thể mà yếu tố này hay yếu tốkhác đóng vai trò quan trọng hay thứ yếu. III. Phát hiện sớm trẻ tự kỷ Những dấu hiệu tự kỷ chỉ xuất hiện một cách khá rõ ràng và đầy đủ sau khi trẻ đã bước vàogiai đoạn từ 3-4 tuổi. Tuy nhiên chúng ta có thể phát hiện sớm những nguy cơ tự kỷ, chúng ta cócơ may can thiệp sớm. Những dấu hiệu cần lưu ý: 1. Từ 0 đến 6 tháng tuổi: - Thiếu những cử chỉ trao đổi vui mừng với mẹ - Không quan tâm, thích thú khi có người đến gần chăm sóc. - Không phản ứng với lời nói và khuôn mặt của mẹ và người thân. - Tránh né hoặc ngoảnh mặt đi nơi khác khi mẹ con ở vị thế nhìn thẳng vào nhau. - Suốt ngày im lìm, ít cử động. - Quá bám mẹ, không chịu nằm yên một mình. - Không có phản ứng mở hai tay khi mẹ lại gần bế. - Thiếu phản xạ bú, mút. - Không có nụ cười xã hội(vui, cười khi có người lại gần vui đùa và bồng bế). 2. Từ 6 tháng đến 1 tuổi. - Không có cử chỉ tỏ ra vui mừng thích thú khi mẹ hoặc người thân đến gần. - Cử chỉ và điệu bộ không thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài. - Lãnh đạm với âm thanh, hình ảnh và các vật dụng xung quanh. - Chú tâm một cách đặc biệt vào các vật thể lạ. - Không có phản ứng lo sợ, la khóc trước mặt người lạ. 3. Từ 2 đến 3 tuổi. - Không biết chỉ tay về phía đầ vật mà mình mong muốn. - Không biết chơi giả vờ hay trò chơi tưởng tượng. ...

Tài liệu được xem nhiều: