Danh mục

Từ lý luận về văn hoá tổ chức suy nghĩ về việc xây dựng văn hoá trường học

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 89.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong đời sống xã hội, con người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa trong đó họ sống, nó bao gồm những giá trị, niềm tin,và những hành vi mong đợi.Cũng như xã hội, một tổ chức cũng có một nền văn hóa riêng gọi là văn hóa tổ chức, đó là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì để đưa đơn vị của họ phát triển nhanh và bền vững.Các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn hóa tổ chức càng cao thì việc thực hiện chức năng của bộ máy quản lý càng đầy đủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ lý luận về văn hoá tổ chức suy nghĩ về việc xây dựng văn hoá trường học 1 TỪ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC SUY NGHĨ VỀ VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC Phạm Phúc Tuy Khoa Sư phạm - Trường ĐH Thủ Dầu Một Trong đời sống xã hội, con người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa trong đó họ sống, nó bao gồm những giá trị, niềm tin,và những hành vi mong đợi.Cũng như xã hội, một tổ chức cũng có một nền văn hóa riêng gọi là văn hóa tổ chức, đó là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì để đưa đơn vị của họ phát triển nhanh và bền vững.Các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn hóa tổ chức càng cao thì việc thực hiện chức năng của bộ máy quản lý càng đầy đủ và rõ ràng hơn, uy tín của bộ máy quản lý do đó cũng được nâng lên. Vì thế ngày nay việc xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các tổ chức. 1-Khái niệm Văn hóa tổ chức và những biểu hiện của nó: Tùy theo đối tượng tiếp cận, văn hóa tổ chức được gọi bằng một số tên khác nhau như văn hóa quản lý, văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa chính trị - quản lý.Trong đó thuật ngữ văn hóa tổ chức được sử dụng một cách phổ biến.Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa tổ chức, có thể kể một vài quan niệm tiêu biểu: + Theo William Ouchi, văn hóa doanh nghiệp bao gồm một tập hợp biểu tượng, nghi lễ và huyền thoại cho phép truyền đạt đến mọi người làm việc các giá trị và niềm tin nội thân của xí nghiệp.Những nghi thức ấy cho phép cụ thể hóa những cái vốn chỉ là những ý niệm trừu tượng;nền văn hóa của xí nghiệp làm cho những ý niệm ấy sống động trong lúc có một ảnh hưởng rõ rệt đối với những nhân viên mới. + Joanne Martin thì cho rằng:” Khi một cá nhân liên hệ với một tổ chức, họ liên hệ với những chuẩn mực, những câu chuyện mà mọi người kể về những điều đang diễn ra, những thủ tục và nguyên tắc chính thức của tổ chức, những dạng hành vi chính thức của tổ chức, những nghi lễ, nhiệm vụ, hệ thống trả công lao động, những biệt ngữ mà chỉ những người bên trong mới hiểu. Những yếu tố này là một phần những cái gắn liền với văn hóa tổ chức”. Định nghĩa trên của Martin chú trọng vào những viễn cảnh khác nhau của văn hóa trong các tổ chức. + Edgar Schein- nhà nghiên cứu nổi tiếng về văn hóa tổ chức- đã đưa ra một định nghĩa văn hóa tổ chức:” Một dạng của những giả định cơ bản - được sáng tạo, được khám phá hoặc được phát triển bởi các nhóm khi họ học về cách thức giải quyết những vấn đề của thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong - những giả định cơ bản này đã vận hành tốt và được quan tâm là có giá trị và vì vậy được dạy cho những thành viên mới như những cách thức đúng để nhận thức, suy nghĩ,và cảm giác trong quan hệ với các vấn đề” + Với cách tiếp cận rộng hơn, các tác giả Nguyễn Văn Đáng và Vũ Xuân Hương đưa ra khái niệm “văn hóa chính trị - quản lý là những biểu tượng ý tưởng bao trùm quan trọng nhất, có giá trị nhất của con người về các hiện tượng chính trị - xã hội, các hiện tượng quản lý, điều phối và trong thực tiễn,nó 2 được thể hiện thành nguyên tắc sống, những quy tắc ứng xử chỉ đạo những hành vi, phong cách của con người với tư cách là chủ thể của chính quyền chính trị,của tổ chức, đơn vị nào đó”. “ Văn hóa chính trị - quản lý là sự thống nhất biện chứng các mặt đối lập của hiện tại cùng quá khứ, tương lai nhằm tăng cường năng lực sáng tạo của con người.” + Trong tác phẩm Quản lý hành chính – Lý thuyết và thực hành ( NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội – 2000 ), các tác giả Michel Amiel, Francis Bonnet và Joseph Jacobs đã cho rằng văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị,niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng. + Trong quyển sách “ Quản trị nhân sự”, Th.S Nguyễn Hữu Thân định nghĩa: Văn hóa của tổ chức hay bầu không khí văn hóa của công ty là một hệ thống các giá trị, các lập luận,các niềm tin, và các chuẩn mực được chia xẻ, nó thống nhất các thành viên của một tổ chức. Đặc tính của văn hóa trong công ty / tổ chức thể hiện cụ thể qua các biểu tượng, các câu chuyện, các nghi thức, và nghi lễ.Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng, năng động và sáng tạo. Qua những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng dù phát biểu theo những cách khác nhau về văn hóa tổ chức nhưng nói chung các tác giả đều nhấn mạnh những chuẩn mực và giá trị chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức. Trong thực tế, những giá trị và chuẩn mực này thường không được truyền đạt chính thức cho những người mới tới với tư cách là một thành viên mới của tổ chức, tuy n ...

Tài liệu được xem nhiều: