Từ pháp quyền tự nhiên đến quyền công dân và xã hội công dân trong tư tưởng chính trị phương tây
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 221.23 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Pháp quyền tự nhiên và quyền công dân Từ năm 500 trước Công nguyên, nhà triết học Heraclitus đã cho rằng: Tất cả các luật của con người đều được nuôi dưỡng bởi luật của thánh thần. Luật của thánh thần thống trị trong phạm vi nó muốn, đủ cho tất cả, trường tồn và trên tất cả [1]. Nghĩa là ngoài vô vàn luật của con người, có một luật cao hơn, phổ biến và độc lập với lý trí của con người. Luật này là vĩnh hằng và là cơ sở, là chuẩn mực cao nhất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ pháp quyền tự nhiên đến quyền công dân và xã hội công dân trong tư tưởng chính trị phương tây Từ pháp quyền tự nhiên đến quyền công dân và xã hội công dân trong tư tưởng chính trị phương tây 1. Pháp quyền tự nhiên và quyền công dân Từ năm 500 trước Công nguyên, nhà triết học Heraclitus đã cho rằng: Tất cả các luật của con người đều được nuôi dưỡng bởi luật của thánh thần. Luật của thánh thần thống trị trong phạm vi nó muốn, đủ cho tất cả, trường tồn và trên tất cả [1]. Nghĩa là ngoài vô vàn luật của con người, có một luật cao hơn, phổ biến và độc lập với lý trí của con người. Luật này là vĩnh hằng và là cơ sở, là chuẩn mực cao nhất để điều chỉnh luật của con người. Để tồn tại, con người tất yếu phải tuân theo cái chung, mặc dù vẫn có sự hiểu biết riêng. Nhận xét mang tính ẩn dụ này chứa đựng những hạt giống đầu tiên của pháp quyền tự nhiên: Luật của con người không đơn thuần là sản phẩm của quy ước hay các quan hệ quyền lực vì luật chỉ đúng và hợp lý khi hài hoà với tự nhiên[2]. Ciceron là người đầu tiên trình bày rõ ràng về pháp quyền tự nhiên. Ông cho rằng: “Có một luật thực sự trong thực tế - gọi là lý trí đúng đắn - phù hợp với tự nhiên, phổ biến trong tất cả các sinh vật, không thay đổi và không diệt vong. (…) Làm cho luật này mất hiệu lực bằng cách lập pháp, về mặt đạo đức là không đúng hay hạn chế ảnh hưởng của nó là không thể chấp nhận được và xoá bỏ nó hoàn toàn là không thể”[3]. Điều đó có nghĩa là con người có các quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng được. Người sở hữu quyền này không thể từ bỏ nó, dù tự nguyện hay không tự nguyện và không một người, một nhóm người hoặc một thể chế nào có thể tước đoạt những quyền tự nhiên đó. Khi thành bang Hy Lạp cùng mối liên hệ bền chặt giữa cá nhân và cộng đồng sụp đổ, những hạt nhân đầu tiên của khái niệm cá nhân ra đời và pháp quyền tự nhiên xuất hiện. Quan niệm về pháp quyền tự nhiên không phải là ý tưởng đơn nhất mà là một chuỗi các quan điểm với cách tiếp cận khác nhau. Những người ủng hộ chủ nghĩa tự nhiên chính trị của Aristotle coi quyền công dân là gốc của mọi quyền. Họ cho rằng, quyền tư hữu và các quyền dân sự khác nảy sinh từ các quyền chính trị cơ bản hơn. Những người theo trường phái Locke cho rằng, con người sở hữu các quyền tự nhiên như quyền được sống, được tự do và sở hữu tài sản. Quyền công dân là quyền phái sinh và mang tính công cụ để phục vụ quyền cơ bản đó. Các cá nhân đòi hỏi các quyền chính trị khi bước vào xã hội chính trị và những quyền đó tồn tại trong chừng mực cần thiết để bảo vệ các quyền tự nhiên. Hai cách tiếp cận này dẫn đến hai trường phái trong pháp quyền tự nhiên. Một là, trường phái truyền thống bắt đầu từ các nhà tư tưởng cổ đại như Plato, Aristotle và Ciceron cũng như các nhà lý luận Thiên Chúa giáo như Saint Paul và đặc biệt là Thomas Aquinas. Trường phái này cho rằng quyền công dân là gốc của mọi quyền khác. Quyền tự nhiên chỉ là quyền phái sinh của quyền công dân vì chỉ khi là công dân, con người mới được hưởng các quyền đó. Những quyền đó không tồn tại trong trạng thái dã man, nơi con người không được bảo vệ và vì không được bảo vệ nên các quyền đó không tồn tại. Vì vậy, con người cần luôn ý thức được mình là công dân, gắn với cộng đồng. Nhờ có mối liên hệ với cộng đồng, con người trở thành công dân và có các quyền. Pháp quyền tự nhiên truyền thống dựa trên ba nguyên tắc: (i) Nguyên tắc quyền lực công cộng: Luật cần bao gồm và phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Luật chỉ mang tính bắt buộc khi phù hợp với ý chí của nhân dân. Nhà nước chỉ chiếm được ưu thế khi dựa vào ý chí của nhân dân và nhờ đó mà trở thành pháp quyền. (ii) Nguyên tắc lãnh đạo: Con người sống trong xã hội gồm nhiều người khác là một điều tự nhiên và cần có những phương tiện để quản lý các nhóm. Ở nơi nào có nhiều người và mỗi người đều chăm chút cho lợi ích riêng thì đám đông dân chúng có thể bị phá vỡ và phân tán trừ khi có một chủ thể quan tâm duy trì cái thuộc lợi ích chung của tất cả các thành viên. (iii) Nguyên tắc phụ thuộc: Nhà nước nên để các tổ chức tự hoạt động và hỗ trợ các cá nhân và các nhóm hành động vì các mục tiêu và cam kết họ lựa chọn. Các tổ chức xã hội có các chức năng riêng nên hoạt động của chúng độc lập và không bị can thiệp trong chừng mực chúng không phá vỡ các mục tiêu chung. Giáo Hoàng Pius XI đã bảo vệ nguyên tắc này: “Thật sai lầm khi lấy đi của các cá nhân và trao cho một cộng đồng cái mà các cá nhân có thể làm… Trong bản chất sâu xa của nó, mục tiêu đúng đắn của tất cả các hoạt động xã hội là giúp đỡ các thành viên trong cơ thể xã hội chứ không bao giờ phá hủy hay bỏ rơi họ”[4]. Hai là, trường phái hiện đại cho rằng các quyền tự nhiên (quyền con người) là gốc của mọi quyền. Con người tham gia vào cộng đồng để bảo vệ các quyền đó. Cách tiếp cận này dẫn tới chủ nghĩa tự do với ảnh hưởng của nhiều nhà tư tưởng như Hugo Grotius, Samuel Pufendoft và nhiều nhà triết học khác, trong đó, người có ảnh hưởng lớn nhất là John Locke. Hugo Grotius đã hợp lý hoá pháp quyền tự nhiên căn cứ vào những nguyên tắc về quyền của lý trí, khế ước và trở thành người sáng lập ra thuyết pháp quyền tự nhiên hiện đại[5]. Ông đã tạo ra khoảng không gian rất rộng cho hành động của các cá nhân mà nhà nước không được can thiệp. Sự vận hành của khoảng không gian đó là do sự chủ động và sáng kiến của người dân và hiệu quả phụ thuộc vào tính tự giác của những người tham gia. Xpinoda sau đó cho rằng, xã hội được tạo lập bằng cách thỏa thuận về việc chuyển giao sức mạnh và quyền của mỗi người sang xã hội nói chung. Nhà nước ra đời và chức năng đầu tiên của nhà nước là bảo vệ các quyền tự do có hạn chế của con người. Nhà nước buộc con người phải sống theo các quy luật của lý trí. Ngoài chức năng đó ra, nhà nước nên hạn chế can thiệp vào các hoạt động khác của con người. Từ cách nhìn khác nhau về quyền con người, quyền công dân, các trường phái lý luận cũng có sự khác nhau cơ bản về hình thức tổ chức nhà nước, ranh giới giữa chính trị và vai t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ pháp quyền tự nhiên đến quyền công dân và xã hội công dân trong tư tưởng chính trị phương tây Từ pháp quyền tự nhiên đến quyền công dân và xã hội công dân trong tư tưởng chính trị phương tây 1. Pháp quyền tự nhiên và quyền công dân Từ năm 500 trước Công nguyên, nhà triết học Heraclitus đã cho rằng: Tất cả các luật của con người đều được nuôi dưỡng bởi luật của thánh thần. Luật của thánh thần thống trị trong phạm vi nó muốn, đủ cho tất cả, trường tồn và trên tất cả [1]. Nghĩa là ngoài vô vàn luật của con người, có một luật cao hơn, phổ biến và độc lập với lý trí của con người. Luật này là vĩnh hằng và là cơ sở, là chuẩn mực cao nhất để điều chỉnh luật của con người. Để tồn tại, con người tất yếu phải tuân theo cái chung, mặc dù vẫn có sự hiểu biết riêng. Nhận xét mang tính ẩn dụ này chứa đựng những hạt giống đầu tiên của pháp quyền tự nhiên: Luật của con người không đơn thuần là sản phẩm của quy ước hay các quan hệ quyền lực vì luật chỉ đúng và hợp lý khi hài hoà với tự nhiên[2]. Ciceron là người đầu tiên trình bày rõ ràng về pháp quyền tự nhiên. Ông cho rằng: “Có một luật thực sự trong thực tế - gọi là lý trí đúng đắn - phù hợp với tự nhiên, phổ biến trong tất cả các sinh vật, không thay đổi và không diệt vong. (…) Làm cho luật này mất hiệu lực bằng cách lập pháp, về mặt đạo đức là không đúng hay hạn chế ảnh hưởng của nó là không thể chấp nhận được và xoá bỏ nó hoàn toàn là không thể”[3]. Điều đó có nghĩa là con người có các quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng được. Người sở hữu quyền này không thể từ bỏ nó, dù tự nguyện hay không tự nguyện và không một người, một nhóm người hoặc một thể chế nào có thể tước đoạt những quyền tự nhiên đó. Khi thành bang Hy Lạp cùng mối liên hệ bền chặt giữa cá nhân và cộng đồng sụp đổ, những hạt nhân đầu tiên của khái niệm cá nhân ra đời và pháp quyền tự nhiên xuất hiện. Quan niệm về pháp quyền tự nhiên không phải là ý tưởng đơn nhất mà là một chuỗi các quan điểm với cách tiếp cận khác nhau. Những người ủng hộ chủ nghĩa tự nhiên chính trị của Aristotle coi quyền công dân là gốc của mọi quyền. Họ cho rằng, quyền tư hữu và các quyền dân sự khác nảy sinh từ các quyền chính trị cơ bản hơn. Những người theo trường phái Locke cho rằng, con người sở hữu các quyền tự nhiên như quyền được sống, được tự do và sở hữu tài sản. Quyền công dân là quyền phái sinh và mang tính công cụ để phục vụ quyền cơ bản đó. Các cá nhân đòi hỏi các quyền chính trị khi bước vào xã hội chính trị và những quyền đó tồn tại trong chừng mực cần thiết để bảo vệ các quyền tự nhiên. Hai cách tiếp cận này dẫn đến hai trường phái trong pháp quyền tự nhiên. Một là, trường phái truyền thống bắt đầu từ các nhà tư tưởng cổ đại như Plato, Aristotle và Ciceron cũng như các nhà lý luận Thiên Chúa giáo như Saint Paul và đặc biệt là Thomas Aquinas. Trường phái này cho rằng quyền công dân là gốc của mọi quyền khác. Quyền tự nhiên chỉ là quyền phái sinh của quyền công dân vì chỉ khi là công dân, con người mới được hưởng các quyền đó. Những quyền đó không tồn tại trong trạng thái dã man, nơi con người không được bảo vệ và vì không được bảo vệ nên các quyền đó không tồn tại. Vì vậy, con người cần luôn ý thức được mình là công dân, gắn với cộng đồng. Nhờ có mối liên hệ với cộng đồng, con người trở thành công dân và có các quyền. Pháp quyền tự nhiên truyền thống dựa trên ba nguyên tắc: (i) Nguyên tắc quyền lực công cộng: Luật cần bao gồm và phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Luật chỉ mang tính bắt buộc khi phù hợp với ý chí của nhân dân. Nhà nước chỉ chiếm được ưu thế khi dựa vào ý chí của nhân dân và nhờ đó mà trở thành pháp quyền. (ii) Nguyên tắc lãnh đạo: Con người sống trong xã hội gồm nhiều người khác là một điều tự nhiên và cần có những phương tiện để quản lý các nhóm. Ở nơi nào có nhiều người và mỗi người đều chăm chút cho lợi ích riêng thì đám đông dân chúng có thể bị phá vỡ và phân tán trừ khi có một chủ thể quan tâm duy trì cái thuộc lợi ích chung của tất cả các thành viên. (iii) Nguyên tắc phụ thuộc: Nhà nước nên để các tổ chức tự hoạt động và hỗ trợ các cá nhân và các nhóm hành động vì các mục tiêu và cam kết họ lựa chọn. Các tổ chức xã hội có các chức năng riêng nên hoạt động của chúng độc lập và không bị can thiệp trong chừng mực chúng không phá vỡ các mục tiêu chung. Giáo Hoàng Pius XI đã bảo vệ nguyên tắc này: “Thật sai lầm khi lấy đi của các cá nhân và trao cho một cộng đồng cái mà các cá nhân có thể làm… Trong bản chất sâu xa của nó, mục tiêu đúng đắn của tất cả các hoạt động xã hội là giúp đỡ các thành viên trong cơ thể xã hội chứ không bao giờ phá hủy hay bỏ rơi họ”[4]. Hai là, trường phái hiện đại cho rằng các quyền tự nhiên (quyền con người) là gốc của mọi quyền. Con người tham gia vào cộng đồng để bảo vệ các quyền đó. Cách tiếp cận này dẫn tới chủ nghĩa tự do với ảnh hưởng của nhiều nhà tư tưởng như Hugo Grotius, Samuel Pufendoft và nhiều nhà triết học khác, trong đó, người có ảnh hưởng lớn nhất là John Locke. Hugo Grotius đã hợp lý hoá pháp quyền tự nhiên căn cứ vào những nguyên tắc về quyền của lý trí, khế ước và trở thành người sáng lập ra thuyết pháp quyền tự nhiên hiện đại[5]. Ông đã tạo ra khoảng không gian rất rộng cho hành động của các cá nhân mà nhà nước không được can thiệp. Sự vận hành của khoảng không gian đó là do sự chủ động và sáng kiến của người dân và hiệu quả phụ thuộc vào tính tự giác của những người tham gia. Xpinoda sau đó cho rằng, xã hội được tạo lập bằng cách thỏa thuận về việc chuyển giao sức mạnh và quyền của mỗi người sang xã hội nói chung. Nhà nước ra đời và chức năng đầu tiên của nhà nước là bảo vệ các quyền tự do có hạn chế của con người. Nhà nước buộc con người phải sống theo các quy luật của lý trí. Ngoài chức năng đó ra, nhà nước nên hạn chế can thiệp vào các hoạt động khác của con người. Từ cách nhìn khác nhau về quyền con người, quyền công dân, các trường phái lý luận cũng có sự khác nhau cơ bản về hình thức tổ chức nhà nước, ranh giới giữa chính trị và vai t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
pháp quyền tự nhiên quyền công dân Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 1013 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 315 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 294 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 246 0 0 -
9 trang 232 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 153 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 131 0 0 -
30 trang 123 0 0
-
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 123 0 0