Danh mục

Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà giáo, nghĩ về vị thế nhà giáo trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 407.63 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trên cơ sở phân tích những quan niệm của Hồ Chủ tịch về nghề giáo viên, quan niệm về vị thế nhà giáo của các tổ chức giáo dục trên thế giới, đưa ra những nhận định, suy ngẫm và phương châm hành động để khẳng định được vị thế của nhà giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà giáo, nghĩ về vị thế nhà giáo trong nền giáo dục Việt Nam hiện nayHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0142Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4D, pp. 102-109This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỪ QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ GIÁO, NGHĨ VỀ VỊ THẾ NHÀ GIÁO TRONG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Hoa Mai1 và Nguyễn Thị Thu Hoài2 1 Nhà xuất bản Lí luận Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2 Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề của cách mạng Việt Nam, giáo dục con người xã hội chủ nghĩa giữ một vị trí quan trọng. Trong đó, quan niệm về vai trò, vị trí của nhà giáo; những việc nhà giáo cần làm có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn. Quan niệm của Người có nhiều điểm gặp gỡ với quan niệm của các tổ chức quốc tế (UNESCO, ILO), các nhà giáo dục học, xã hội học… về vị thế nhà giáo. Do đó, để nhà giáo thực sự khẳng định được vị thế nghề nghiệp trong điều kiện thế giới có nhiều đổi thay như hiện nay, việc quán triệt, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là công việc cần thiết. Bên cạnh đó, việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật của Nhà nước cần được quan tâm đúng mực, kịp thời. Bài viết trên cơ sở phân tích những quan niệm của Hồ Chủ tịch về nghề giáo viên, quan niệm về vị thế nhà giáo của các tổ chức giáo dục trên thế giới, đưa ra những nhận định, suy ngẫm và phương châm hành động để khẳng định được vị thế của nhà giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Từ khóa: Hồ Chí Minh, giáo dục, nhà giáo, vị thế nhà giáo.1. Mở đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàngđầu để xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là làm sao cho mọi người biết đọc, biếtviết chữ quốc ngữ; có hiểu biết về quyền lợi và bổn phận của mình để góp phần xây dựng đấtnước. Quan niệm đó của Người tiếp tục được khẳng định trong bài Trả lời các nhà báo nướcngoài đăng trên Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, hammuốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồngbào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [1; tr.187]. Theo Hồ Chí Minh, “Học đểlàm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc vànhân loại” [2; 208]. Đó là biểu hiện cao đẹp nhất của con người xã hội chủ nghĩa, con người màmục đích cao cả nhất của sự sống là phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Do đó, trong Di chúc, Chủtịch Hồ Chí Minh một lần nữa căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việcrất quan trọng và cần thiết” [3; tr.622]. Người giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục trực tiếp là cácnhà giáo đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà, bởi “Muốn tiến lên chủnghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa” [4; tr.11], “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xãhội thì nhất định phải có học thức” [5; tr.90]. Tư tưởng này của Người thể hiện xuyên suốt quátrình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cụ thể trong quan điểm về nhà giáo. Người đánh giá caovai trò, vị trí nhà giáo trong việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.Ngày nhận bài: 2/7/2021. Ngày sửa bài: 29/8/2021. Ngày nhận đăng: 10/9/2021.Tác giả liên hệ: Nguyễn Hoa Mai. Địa chỉ e-mail: hoamainguyen1982@gmail.com102 Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà giáo, nghĩ về vị thế nhà giáo trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà giáo Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quan niệm về nhà giáo giữ vị trí quantrọng. Điều đó được thể hiện trên một số nội dung sau: Thứ nhất, nhà giáo có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách người học Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với sự hình thành nhân cáchcon người. Giáo dục, theo Người, gồm giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xãhội. Trong giáo dục nhà trường, thầy giáo, cô giáo giữ vai trò quyết định. Người khẳng định:“Trẻ em như cái gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” [4;tr.269] và “Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu” [4; tr.269]. Đây không phảilà những nhận định chủ quan mà được đúc kết từ quá trình hoạt động thực tiễn của Hồ ChíMinh, trong đó, có những năm tháng người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm thầygiáo tại trường Dục Thanh (Phan Thiết). Sau này, Người người trực tiếp giảng dạy, tuyên truyềnchủ nghĩa Mác - Lênin cho thanh niên yêu nước của ta. Thầy giáo - người cộng sản Nguyễn ÁiQuốc có nhiều học trò là nhữn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: