Danh mục

Tự sự chấn thương trong Kinh thánh của một người (Cao Hành Kiện)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh thánh của một người là một trong hai tiểu thuyết giúp nhà văn Cao Hành Kiện đoạt giải Nobel văn chương năm 2000. Bằng sự dẫn dắt của hồi ức, tác giả đã tái hiện từng mảnh đời rách nát trong cơn bão lịch sử của Cách mạng văn hóa Trung Quốc (1966 -1976). Từ đó, hình thành nên lối tự sự chấn thương phơi bày những khổ đau mất mát đến tận cùng của con người và lịch sử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự sự chấn thương trong Kinh thánh của một người (Cao Hành Kiện) TỰ SỰ CHẤN THƯƠNG TRONG KINH THÁNH CỦA MỘT NGƯỜI (CAO HÀNH KIỆN) NGUYỄN THỊ TỊNH THY Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Kinh thánh của một người là một trong hai tiểu thuyết giúp nhà văn Cao Hành Kiện đoạt giải Nobel văn chương năm 2000. Bằng sự dẫn dắt của hồi ức, tác giả đã tái hiện từng mảnh đời rách nát trong cơn bão lịch sử của Cách mạng văn hóa Trung Quốc (1966 -1976). Từ đó, hình thành nên lối tự sự chấn thương phơi bày những khổ đau mất mát đến tận cùng của con người và lịch sử. Bên cạnh ý nghĩa lịch sử - xã hội, tự sự chấn thương còn giúp người đọc “khám phá kỹ năng viết tiểu thuyết hiện đại” của Cao Hành Kiện, lý giải vì sao Kinh thánh của một người có thể trở thành Kinh thánh của mọi người. Từ khóa: Tự sự chấn thương, Cách mạng văn hóa, tự thuật, chấn thương, Kinh thánh của một người.1. MỞ ĐẦUNăm 2000, giải Nobel văn chương được trao cho nhà văn Pháp gốc Hoa Cao Hành Kiệnvới hai tiểu thuyết rất đặc biệt: Linh sơn và Kinh thánh của một người. Nếu như Linhsơn thiên về cổ mẫu và biểu tượng với lối viết nhiều ẩn dụ thì Kinh thánh của một ngườithiên về tính tự truyện và trải nghiệm với lối viết giàu chất trực cảm. Đắm chìm trongdòng hồi ức miên man về thân phận con người và lịch sử, tác giả đã tái hiện từng mảnhđời rách nát trong cơn bão lịch sử của Cách mạng văn hóa Trung Quốc (1966-1976). Từđó, hình thành nên lối tự sự chấn thương (trauma narratives) với tất cả những khổ đaumất mát đến tận cùng của kiếp người. Vừa đứng ở vị trí của chứng nhân (eyewitness),vừa trải nghiệm trong trạng thái tinh thần của con người chấn thương (trauma), CaoHành Kiện đã làm nên một mô thức kép kết hợp giữa tự sự chứng nhân (eyewitnessnarratives) và tự thuật (life narrative) [1] khiến bức tranh hiện thực trong Kinh thánhcủa một người trở nên đa chiều, đa sắc. Đồng thời, phương thức thể hiện tự sự chấnthương của tác phẩm còn giúp người đọc “khám phá kỹ năng viết tiểu thuyết hiện đại”[2, tr.680] của Cao Hành Kiện.2. “CHẤN THƯƠNG” VÀ “TỰ THUẬT” (LIFE NARRATIVE): NỖI ĐAU THÂN PHẬN“Là hồi ức khủng khiếp về những đau khổ, buồn bã và bạo tàn xuyên suốt ba thập niênđầu của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” [4], trước hết, nội dung tự thuật mangtính tự truyện trong Kinh thánh của một người cho phép độc giả liên tưởng đến mốiquan hệ mật thiết giữa tác giả thực tế và người kể chuyện - nhân vật chính. Theo cácnhà khoa học, chấn thương là “kết quả của việc có những trải nghiệm không thể chịuđựng nổi kéo dài” [8, tr.50]. Sau chấn thương, những nạn nhân chịu thương tổn thườngcó nhu cầu thổ lộ như một hình thức chữa bệnh tinh thần. Người kể chuyện chính trongTạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 1(53)/2020: tr.90-99Ngày nhận bài: 16/3/2020; Hoàn thành phản biện: 23/3/2020; Ngày nhận đăng: 24/3/2020TỰ SỰ CHẤN THƯƠNG TRONG KINH THÁNH CỦA MỘT NGƯỜI... 91Kinh thánh của một người cũng vậy. Anh ta là sự phản chiếu cuộc đời của nhà văn CaoHành Kiện. Dựng nên cuộc đối thoại bằng phương thức hỏi - đáp giữa nhân vật nhà văn,nhà viết kịch tài ba với người bạn gái cũ là Magrite - cô gái đa chủng tộc sinh ra ở Ý,sống ở Đức, gốc Do Thái và biết tiếng Hán, Cao Hành Kiện đã lấy nhiều chất liệu củađời sống thực để viết nên Kinh thánh của một người.Nhân vật nhà văn trong Kinh thánh của một người từng trải qua cơn bão lịch sử củaCách mạng văn hóa, bị đấu tố, bị đẩy về nông thôn lao động cải tạo, phải đốt mấy ngàntrang bản thảo vì sợ bị vợ tố giác, say mê sáng tác dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, đi côngtác châu Âu và ở lại dưới hình thức tị nạn chính trị rồi danh tiếng vang khắp thế giới…Không khó để nhận ra những biến cố lớn trong cuộc đời của nhân vật là những gì CaoHành Kiện từng phải đối mặt và chấp nhận. Sự tương đồng giữa tác giả thực tế và ngườikể chuyện - nhân vật chính - thể hiện sức ám ảnh của chấn thương đối với cuộc đời thậtvà cuộc đời trong văn chương của Cao Hành Kiện. Chấn thương đó lớn quá, đau đớn vàmất mát nhiều quá. Vì thế, nó đi thẳng vào tiểu thuyết mà không cần đến sức hư cấu vàtưởng tượng của nhà văn. Kinh thánh của một người trở thành tác phẩm tiểu thuyếtmang dáng dấp hồi ký, nó như một câu chuyện cuộc đời (my life), câu chuyện tự thuật(life narrative) của Cao Hành Kiện.Theo dòng hồi ức của nhân vật nhà văn, truyện đi sâu vào thân phận của nhiều lớp ngườiqua nhiều lời kể, mà mỗi lời kể dù ngắn hay dài đều thể hiện chất tự thuật chấn thương.Hầu như tất cả những người mà nhà văn từng gặp gỡ đều mang chấn thương và đều bấthạnh. Dù họ là trí thức hay nông dân, đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ cũng đều chịuchung số phận bất hạnh. Họ nhắc lại những chấn thương trên thân thể và trong tâm hồnluôn giày vò mình trong suốt cuộc đời. Cấu trúc Kinh thánh của một người là cấu trúc củanhững tình tiết trải nghiệm và kiếm tìm. Nhà văn từng trải nghiệm cùng các nhân vậttrong cách mạng văn hóa, và sau Cách mạng văn hóa, anh đi tìm lại họ. Kiếm tìm và gặplại sau bão dông là cơ hội để con người giãi bày những gì mình trải qua. Vì thế, mỗi nhânvật mà nhà văn gặp lại là một người kể chuyện tự thuật. Từ lời kể của họ, bức tranh hiệnthực dường như được mở rộng ra, hiện thực khắc nghiệt tràn về như những làn sóng chấnthương liên tục vỗ vào người kiếm tìm, cũng chính là người nghe chuyện.Mỗi câu chuyện tự thuật là một mảnh ghép cho bức tranh nhàu nhĩ về thân phận conngười trong lịch sử Trung Quốc thời hiện đại. Cô sinh viên học viện quân y đọc tiểuthuyết của nhà văn và hâm mộ anh đến cuồng nhiệt. Cô không dám vượt quá giới hạnmỗi khi gần người yêu - thần tượng của mình. Mỗi năm “gái quân y chưa chồng, phảinằm ngửa ra cho họ khám xem còn lành hay đã rách. K ...

Tài liệu được xem nhiều: