![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tự sự hậu thực dân: lịch sử và huyền thoại trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh_1
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 161.76 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bên cạnh hệ thống nhân vật có tính chất chức năng (như là yếu tố góp phần cho việc diễn giải lịch sử), Nguyễn Xuân Khánh cũng hết sức chú ý đến các chi tiết nghệ thuật mang dụng ý diễn giải
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự sự hậu thực dân: lịch sử và huyền thoại trong "Mẫu thượng ngàn" của Nguyễn Xuân Khánh_1Tự sự hậu thực dân: lịch sử vàhuyền thoại trong Mẫu thượngngàn của Nguyễn Xuân Khánh Bên cạnh hệ thống nhân vật có tính chất chức năng (như là yếu tố góp phần choviệc diễn giải lịch sử), Nguyễn Xuân Khánh cũng hết sức chú ý đến các chi tiết nghệthuật mang dụng ý diễn giải. Trong Mẫu thượng ngàn, chương X: Đối thoại, có vị tríđáng kể trong cách diễn giải lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Đó là một trường đoạnđối thoại được tổ chức một cách công phu, đặc biệt có dụng ý, bao thuộc cả các cuộcđàm thoại trên bề mặt và đối thoại tư tưởng ở bề sâu(8). Hai cuộc đàm thoại: đám giỗ cụ Phó bảng Vũ Huy Tân và bữa tiệc tại đồn điềnMessmer là tâm điểm của chương X. Nếu như đám giỗ mang tinh thần gắn kết thế hệ,nhắc nhớ truyền thống thì bữa tiệc hướng sâu vào sự phân hóa của những người Phápchinh phục An Nam. Ở đó, mỗi một phát ngôn đại diện cho một chiều hướng diễn giảiquá trình thuộc địa hóa. Lá thư của cụ cử Lễ gửi tới mọi người trong đám giỗ thầy và sựim lặng buồn rầu của cụ đồ Tiết hé lộ sự bất lực của một thế hệ, một mẫu người trướcthời cuộc. Trong cuộc đối diện với thực dân Pháp, dù chủ chiến hay chủ hòa, dù bạođộng hay duy tân, các nhà nho đều nhận thấy sự bất lực của mình. Ý thức tự nhiệm củahọ giờ đây được dồn vào trong niềm tin ở thế hệ trí thức mới, những thanh niên Âu hóanhư Tuấn và Huy. Ở phía người Pháp, việc Tây phương hóa hay chống lại phương Tây ởngười bản địa cũng đã được hình dung tới. Không phải ngẫu nhiên mà trong bữa tiệc,nhà dân tộc học René nhiều lần đề cập đến tương lai của cuộc tiếp xúc Đông Tây trênđất nước này, làm nảy sinh những phản hồi từ phía Julien, tạo thành cuộc tranh luận lôikéo nhiều người trong bữa tiệc tham gia(9). Nhưng vấn đề không đơn thuần nằm ở những ý kiến/ những tiếng nói của cácnhân vật, sự diễn giải của Nguyễn Xuân Khánh nằm ở cách thức tổ chức những ý kiến/tiếng nói ấy. Hai cuộc đàm thoại hầu như đã thu hút được tất cả các nhân vật có tác độngtới quá trình biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp hay chống đối lại quá trình thuộcđịa hóa, tức là gắn trực tiếp với dòng mạch chính của lịch sử Việt Nam thời cận đại.Nhìn vào sơ đồ (xem chú thích 8), dễ thấy chương này giăng mắc các cuộc đối thoại:cấp độ dân tộc (Việt – Pháp – Trung Quốc); trong mỗi dân tộc: cấp độ thế hệ (Việt),thành phần (Việt, Pháp); trong mỗi thế hệ hay thành phần lại tiếp tục có sự phân hóa dẫntới đối thoại. Với người Việt là phân hóa thế hệ (già – trung – trẻ), phân hóa giai cấp(chức dịch – nông dân – trí thức); phân hóa lý tưởng (giữa Tuấn và Huy). Với ngườiPháp là phân hóa chức năng (chinh phục – nghiên cứu, sáng tạo – truyền giáo), phân hóalý tưởng (giữa hai vị cố đạo: Puginier truyền đạo gắn với chính trị, Colombert truyềnđạo gắn với niềm tin tôn giáo),… Thậm chí, hai cuộc đàm thoại ấy cũng tạo thành mộtcuộc đối thoại lớn, bao trùm. Sự không ưu thắng cho tri thức khoa học hay tri thức bản địa trong việc nhìn nhậncuộc đối mặt Việt – Pháp của Nguyễn Xuân Khánh đã khiến tiểu thuyết có được cái nhìnđa diện hơn, quá khứ dân tộc hiện lên đa chiều hơn. Có thể hình dung đấy là một nỗ lựctạo sự cân bằng các xung năng bởi sự lựa chọn mang tính áp đặt trong quá khứ giữa mộtbên là bản xứ và một bên là mẫu quốc, truyền thống dân tộc và văn minh nhân loại. Tứclà một cuộc hoà giải Đông – Tây ở những chủ thể hậu thuộc đã kết tập trong mình haitruyền thống văn hóa của cùng một tiến trình lịch sử. Trong Mẫu thượng ngàn, suy tư vàđàm đạo về xứ thuộc địa đã thay thế các sự kiện chinh phục thuộc địa, quá trình lịch sửthường thấy trong các tiểu thuyết lịch sử được thay thế bằng sự diễn giải về lịch sử. Tâmthức hậu thực dân đã bao trùm lên sự hình thành tiểu thuyết. Không tái hiện quá trìnhthuộc địa hóa như một thực tại lịch sử mà tìm cách minh định thực tại ấy, mọi hànhđộng đã được thay thế bằng chiêm nghiệm; quá trình chinh phục thuộc địa được thay thếbằng những ưu tư về sự chinh phục. Nói một cách tổng quát, lịch sử của những hànhđộng đã được thay thế bằng lịch sử của các suy tư, người ta suy tư về người khác, về cáccuộc chạm trán và về chính bản thân mình. Hệ thống nhân vật trong Mẫu thượngngàn đều được xây dựng từ quan điểm ấy. Ba mươi năm của cuộc khai phá thuộc địa,thực tại xã hội của những chinh phạt và kháng cự hầu như vắng bóng để làm bật lên thựctại chiêm nghiệm của những cá nhân. Mọi hành động lịch sử như vậy đã bị phân rã, lịchsử thời thuộc địa sinh thành bởi những suy tư cá nhân, là lịch sử của tiếng nói cá thể, tứclịch sử được viết lại bởi các diễn giải mới về quá khứ. 3. Chỉ cần nhìn vào sự xuất hiện của các nhân vật, cách thức tổ chức thành tuyếntruyện, các tình huống đặt nhân vật vào vị thế phải đối đáp, phát biểu quan niệm,… nhưđã chỉ ra ở trên, dễ thấy sự xuất hiện đậm đặc của tác giả. Tính khách quan hóa của câuchuyện được kể phần nào bị thuyên giảm nhưng mục đích hướng vào sự diễn giải quákhứ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự sự hậu thực dân: lịch sử và huyền thoại trong "Mẫu thượng ngàn" của Nguyễn Xuân Khánh_1Tự sự hậu thực dân: lịch sử vàhuyền thoại trong Mẫu thượngngàn của Nguyễn Xuân Khánh Bên cạnh hệ thống nhân vật có tính chất chức năng (như là yếu tố góp phần choviệc diễn giải lịch sử), Nguyễn Xuân Khánh cũng hết sức chú ý đến các chi tiết nghệthuật mang dụng ý diễn giải. Trong Mẫu thượng ngàn, chương X: Đối thoại, có vị tríđáng kể trong cách diễn giải lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Đó là một trường đoạnđối thoại được tổ chức một cách công phu, đặc biệt có dụng ý, bao thuộc cả các cuộcđàm thoại trên bề mặt và đối thoại tư tưởng ở bề sâu(8). Hai cuộc đàm thoại: đám giỗ cụ Phó bảng Vũ Huy Tân và bữa tiệc tại đồn điềnMessmer là tâm điểm của chương X. Nếu như đám giỗ mang tinh thần gắn kết thế hệ,nhắc nhớ truyền thống thì bữa tiệc hướng sâu vào sự phân hóa của những người Phápchinh phục An Nam. Ở đó, mỗi một phát ngôn đại diện cho một chiều hướng diễn giảiquá trình thuộc địa hóa. Lá thư của cụ cử Lễ gửi tới mọi người trong đám giỗ thầy và sựim lặng buồn rầu của cụ đồ Tiết hé lộ sự bất lực của một thế hệ, một mẫu người trướcthời cuộc. Trong cuộc đối diện với thực dân Pháp, dù chủ chiến hay chủ hòa, dù bạođộng hay duy tân, các nhà nho đều nhận thấy sự bất lực của mình. Ý thức tự nhiệm củahọ giờ đây được dồn vào trong niềm tin ở thế hệ trí thức mới, những thanh niên Âu hóanhư Tuấn và Huy. Ở phía người Pháp, việc Tây phương hóa hay chống lại phương Tây ởngười bản địa cũng đã được hình dung tới. Không phải ngẫu nhiên mà trong bữa tiệc,nhà dân tộc học René nhiều lần đề cập đến tương lai của cuộc tiếp xúc Đông Tây trênđất nước này, làm nảy sinh những phản hồi từ phía Julien, tạo thành cuộc tranh luận lôikéo nhiều người trong bữa tiệc tham gia(9). Nhưng vấn đề không đơn thuần nằm ở những ý kiến/ những tiếng nói của cácnhân vật, sự diễn giải của Nguyễn Xuân Khánh nằm ở cách thức tổ chức những ý kiến/tiếng nói ấy. Hai cuộc đàm thoại hầu như đã thu hút được tất cả các nhân vật có tác độngtới quá trình biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp hay chống đối lại quá trình thuộcđịa hóa, tức là gắn trực tiếp với dòng mạch chính của lịch sử Việt Nam thời cận đại.Nhìn vào sơ đồ (xem chú thích 8), dễ thấy chương này giăng mắc các cuộc đối thoại:cấp độ dân tộc (Việt – Pháp – Trung Quốc); trong mỗi dân tộc: cấp độ thế hệ (Việt),thành phần (Việt, Pháp); trong mỗi thế hệ hay thành phần lại tiếp tục có sự phân hóa dẫntới đối thoại. Với người Việt là phân hóa thế hệ (già – trung – trẻ), phân hóa giai cấp(chức dịch – nông dân – trí thức); phân hóa lý tưởng (giữa Tuấn và Huy). Với ngườiPháp là phân hóa chức năng (chinh phục – nghiên cứu, sáng tạo – truyền giáo), phân hóalý tưởng (giữa hai vị cố đạo: Puginier truyền đạo gắn với chính trị, Colombert truyềnđạo gắn với niềm tin tôn giáo),… Thậm chí, hai cuộc đàm thoại ấy cũng tạo thành mộtcuộc đối thoại lớn, bao trùm. Sự không ưu thắng cho tri thức khoa học hay tri thức bản địa trong việc nhìn nhậncuộc đối mặt Việt – Pháp của Nguyễn Xuân Khánh đã khiến tiểu thuyết có được cái nhìnđa diện hơn, quá khứ dân tộc hiện lên đa chiều hơn. Có thể hình dung đấy là một nỗ lựctạo sự cân bằng các xung năng bởi sự lựa chọn mang tính áp đặt trong quá khứ giữa mộtbên là bản xứ và một bên là mẫu quốc, truyền thống dân tộc và văn minh nhân loại. Tứclà một cuộc hoà giải Đông – Tây ở những chủ thể hậu thuộc đã kết tập trong mình haitruyền thống văn hóa của cùng một tiến trình lịch sử. Trong Mẫu thượng ngàn, suy tư vàđàm đạo về xứ thuộc địa đã thay thế các sự kiện chinh phục thuộc địa, quá trình lịch sửthường thấy trong các tiểu thuyết lịch sử được thay thế bằng sự diễn giải về lịch sử. Tâmthức hậu thực dân đã bao trùm lên sự hình thành tiểu thuyết. Không tái hiện quá trìnhthuộc địa hóa như một thực tại lịch sử mà tìm cách minh định thực tại ấy, mọi hànhđộng đã được thay thế bằng chiêm nghiệm; quá trình chinh phục thuộc địa được thay thếbằng những ưu tư về sự chinh phục. Nói một cách tổng quát, lịch sử của những hànhđộng đã được thay thế bằng lịch sử của các suy tư, người ta suy tư về người khác, về cáccuộc chạm trán và về chính bản thân mình. Hệ thống nhân vật trong Mẫu thượngngàn đều được xây dựng từ quan điểm ấy. Ba mươi năm của cuộc khai phá thuộc địa,thực tại xã hội của những chinh phạt và kháng cự hầu như vắng bóng để làm bật lên thựctại chiêm nghiệm của những cá nhân. Mọi hành động lịch sử như vậy đã bị phân rã, lịchsử thời thuộc địa sinh thành bởi những suy tư cá nhân, là lịch sử của tiếng nói cá thể, tứclịch sử được viết lại bởi các diễn giải mới về quá khứ. 3. Chỉ cần nhìn vào sự xuất hiện của các nhân vật, cách thức tổ chức thành tuyếntruyện, các tình huống đặt nhân vật vào vị thế phải đối đáp, phát biểu quan niệm,… nhưđã chỉ ra ở trên, dễ thấy sự xuất hiện đậm đặc của tác giả. Tính khách quan hóa của câuchuyện được kể phần nào bị thuyên giảm nhưng mục đích hướng vào sự diễn giải quákhứ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcTài liệu liên quan:
-
9 trang 3440 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 798 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 759 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 747 0 0 -
6 trang 617 0 0
-
2 trang 463 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 410 0 0 -
4 trang 392 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 339 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 247 0 0