Danh mục

Tự sự học: Tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết Phần 1

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.53 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Lược sử Tự sự học Hội thảo tự sự học đầu tiên ở nước ta (2001- khoa Ngữ văn, ĐHSPHN) và sau đó là việc xuất bản công trình Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (Nxb ĐHSP, 2003) dường như đã góp phần chính danh trong tiếng Việt tên gọi một chuyên ngành nghiên cứu văn học quan trọng ở Âu - Mỹ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự sự học: Tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết Phần 1 Tự sự học: Tên gọi,lược sử và một số vấn đề lí thuyết Phần 1 1. Lược sử Tự sự học Hội thảo tự sự học đầu tiên ở nước ta (2001- khoa Ngữ văn, ĐHSPHN) và sau đó làviệc xuất bản công trình Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (Nxb ĐHSP, 2003)dường như đã góp phần chính danh trong tiếng Việt tên gọi một chuyên ngành nghiên cứuvăn học quan trọng ở Âu - Mỹ, chuyên ngành Tự sự học - Narratology. Roland Bathes có nói đại ý tự sự xuất hiện cùng bản thân lịch sử loài người. Nói theomột cách khác, khi lịch sử được ý thức thì ta đã có tự sự (câu nói quen thuộc ở phương Tây- History is a story/ L’Histoire est unrécit). Thế nhưng nghiên cứu tự sự chỉ thực sự trởthành một khoa độc lập dưới ảnh hưởng trực tiếp của trường phái Cấu trúc luận Pháp trongkhoảng thập niên những năm 60 thế kỉ trước. Do vậy, có cách gọi tự sự học cấu trúc luận.Năm 1966, tạp chí Giao tế xuất bản tại Paris đã dành hẳn kì số 8 cho chuyên san Nghiêncứu kí hiệu học - Phân tích cấu trúc tác phẩm tự sự giới thiệu tập trung lí luận căn bản củatự sự học. Và phải đến năm 1969, Tezvetan Todorov, một trong những đại biểu lớn của Cấutrúc luận Pháp mới chính thức khai sinh danh xưng Tự sự học (Narratologie - tiếng Pháp)khi xuất bản công trình Ngữ pháp Chuyện mười ngày(1). Cái mà Todorov gọi là ngữ phápở đây chính là kết cấu tự sự của tác phẩm. Thực ra nghiên cứu cấu trúc tự sự là một truyềnthống lâu đời trong văn học phương Tây. Hoàn toàn có thể xem Thi pháp học của Aristotelà một trong những khởi đầu của truyền thống đó. Ngọn nguồn của truyền thống lí luận tựsự phương Tây có thể truy đến tận Platon và Aristote, trong lúc khởi nguồn của tự sự họcÂu Mỹ thường được quy về ảnh hưởng của chủ nghĩa hình thức Nga. Thậm chí cho đếnngày nay, khi tự sự học đã đi đến giai đoạn hậu cấu trúc luận, người ta vẫn phát hiện thấytrong tác phẩm Đọc giải tự sự (Reading Narative) - một cuốn tiêu biểu cho lập trường giảicấu trúc luận của James Hillis Mille sự kết hợp giữa thao tác của chủ nghĩa hình thức và líluận giải cấu trúc chủ nghĩa. Đương nhiên ta cũng không thể không nói đến những dínhdáng giữa tự sự học và trường phái phê bình mới cùng truyền thống tu từ học tiểu thuyếttrong văn học phương Tây. Tự sự học kinh điển thường được hiểu là tự sự học giai đoạn những năm 60 kéo dàiđến khoảng những năm 80 của thế kỉ trước. Tuy thực sự đã trở thành một trào lưu nghiêncứu có tính quốc tế, nhưng vai trò tiên phong vẫn thuộc về các học giả Pháp. Rất nhiều kháiniệm nền tảng cũng như một số mô thức lí thuyết của tự sự học kinh điển bắt nguồn từ Cấutrúc luận Pháp. Trong khoảng thập niên từ 70 đến 80 tự sự học bắt đầu thịnh hành ở Mỹ, thếnhưng chủ yếu vẫn là ứng dụng và phát huy các mô thức lí luận của Pháp. Tự sự học tạonên một không gian lí tưởng cho đối thoại và hoà nhập giữa truyền thống phê bình Mỹ và líluận văn học châu Âu. Có thể nêu vài ví dụ về đóng góp cho tự sự học hiện đại của các họcgiả Mỹ. Chẳng hạn, Gerald Prince là người tiên phong đề xuất khái niệm “đối tượng tiếpnhận tự sự” hoặc “người thụ thuật”: naratee. Khái niệm này được chấp nhận rộng rãi vàđược xem như là một bổ sung cho mô thức tự sự học Pháp. “Người thụ thuật” là đối tượnghướng tới của người trần thuật, một nhân tố kết cấu đối ứng với người trần thuật, không liênquan đến ngữ cảnh lịch sử - xã hội mà trong đó có độc giả bằng xương bằng thịt. JamesPhelan, một nhà tự sự học Mỹ khác giải thích khái niệm này như sau: kẻ thụ thuật là loạiđộc giả mà người trần thuật (narator) trực tiếp giao lưu cùng, nó có khả năng mà cũng cóthể không có khả năng “trùng khít” với độc giả lí tưởng. Hoặc một đóng góp khác,Seymour Chatman đề nghị phân biệt cái gọi là trường tri cảm có tính cách như một bộ thấmlọc (filter) thông tin trần thuật của nhân vật với cái gọi là tầm nhìn hoặc nói quan điểm riêngcủa người trần thuật khi phân tích góc nhìn tự sự (focalization)(2). Thế nhưng Mỹ chỉ thựcsự trở thành trung tâm của nghiên cứu tự sự học quốc tế vào khoảng những năm 90 trở vềsau. Khi đó tự sự học bước sang giai đoạn hậu kinh điển. So với Mỹ, tự sự học ở Anhthường vẫn được coi là “chậm tiến”. Hai ấn phẩm lớn về tự sự học của Anh năm2005, Bách khoa toàn thư lí luận tự sự (Routledge xuất bản) và Chỉ nam lí luận tự sự (Nxb.Blackwell) trên thực tế từ chủ biên cho đến các tác giả biên soạn chủ yếu đều mời từ Mỹ.Ngay từ năm 2000, Brian Richardson, một nhà tự sự học đã dự đoán trên tạp chí Vănthể (Style) của Mỹ: “Lí luận tự sự đang đạt tới một tầm cao mới toàn diện hơn. Lí luậntự sự rất có khả năng sẽ chiếm địa vị trung tâm trong nghiên cứu văn học khi mà những hệhình (paradigm) phê bình vốn từng có vị trí chủ đạo bắt đầu suy yếu đi cùng lúc mô thức(model) phê bình mới (chí ít cũng không giống như cũ) đang thịnh hành dần lên”(3). Cáimà Richardson gọi là lí luận tự sự ở đây chính là tự sự học hậu kinh điển xuất hiện nhưbước kế tiếp của giai đoan ...

Tài liệu được xem nhiều: