Danh mục

Từ thực tiễn dạy học tiếng Việt cho học sinh miền núi, đề xuất việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở trường sư phạm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 500.61 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ thực trạng của việc dạy học Tiếng Việt ở trường trung học cơ sở huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), bài viết đề xuất một số giải pháp về tuyển sinh và chương trình đào tạo, thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên,… nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực tế của các trường phổ thông ở vùng núi, vùng dân tộc ít người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ thực tiễn dạy học tiếng Việt cho học sinh miền núi, đề xuất việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở trường sư phạm TỪ THỰC TIỄN Trường Phổ thông DTBT DẠY HỌC TIẾNG THCS Na Ngoi, huyện VIỆT CHO HỌC Kỳ Sơn, Nghệ An SINH MIỀN NÖI, ĐỀ XUẤT VIỆC ĐỔI Điện thoại: 0942906777 MỚI ĐÀO TẠO, BỒI Email: DƢỠNG GIÁO VIÊN huyenla2701@gmail.com Ở TRƢỜNG SƢ ThS. LÃ THỊ THANH PHẠM HUYỀN TÓM TẮT Từ thực trạng của việc dạy học Tiếng Việt ở trường trung học cơ sở huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), bài viết đề xuất một số giải pháp về tuyển sinh và chương trình đào tạo, thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên,… nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực tế của các trường phổ thông ở vùng núi, vùng dân tộc ít người. Từ khoá: dạy học tiếng Việt, học sinh miền núi, trường sư phạm, đổi mới, đào tạo giáo viên ABSTRACT Recommendations for teacher training and retraining innovation in pedagogical institutions from Vietnamese language teaching practice in mountainous regional schools From the real situation of Vietnamese language teaching at junior high schools in upland Ky Son district (Nghe An province), the article recommends a number of solutions on enrollment and training programs, policy implementation for teachers, etc. in order to promote innovation in teacher training and retraining, which in turn helps meet the actual needs of the high schools in mountainous and ethnic monority areas. Key words: Vietnamese language teaching, mountainous students, pedagogical institutions, innovation, teacher training 1. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) và đào tạo (ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. GD hiện nay đang chuyển từ chú trọng trang bị kiến thức (nâng cao dân trí) sang tập trung phát triển năng lực và phẩm chất người học (năng lực 783 công dân); phát triển GD-ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; ưu tiên đầu tư phát triển GD vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng diện chính sách,... Đối với việc đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông, nhiều ý kiến của các nhà khoa học đã nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, xác định các năng lực cần hình thành cho học sinh (HS), bám sát phương châm tích hợp và phân hóa, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng ĐT và bồi dưỡng giáo viên (GV),... 2. Thực trạng dạy học tiếng Việt cho học sinh miền núi và đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 2.1. Môn Ngữ văn và việc dạy học tiếng Việt ở trường trung học cơ sở Là một bộ phận quan trọng của môn Ngữ văn, việc dạy học tiếng Việt (TV) trong nhà trường phổ thông hiện nay ngày càng được coi trọng, đã góp phần vào việc nâng cao kỹ năng (KN) sử dụng ngôn ngữ, giúp HS hình thành những năng lực của con người mới, tiếp tục học lên hoặc tham gia vào lao động, sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cùng với những kết quả đáng ghi nhận, việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học TV nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Chất lượng, hiệu quả của việc rèn luyện KN sử dụng TV cho HS trung học cơ sở (THCS) là một trong những hạn chế đó. Điều đó lại càng khó khăn hơn đối với các trường THCS vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người, trong đó có huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện tốt một hoạt động trong một điều kiện nhất định, trên cơ sở hiểu biết của bản thân nhằm đạt được mục đích đề ra. Rèn luyện KN sử dụng TV là một hoạt động trong quá trình dạy học hoặc GD, trong đó, người học đã được cung cấp những tri thức cơ bản về hệ thống TV, được thực hành rèn luyện và vận dụng thuần thục vào quá trình giao tiếp, sử dụng. Việc rèn luyện KN sử dụng TV trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS là nhằm thực hiện mục tiêu của môn học, phù hợp với nguyên tắc tích hợp của môn Ngữ văn và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS, phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ GV hiện nay. 2.2. Thực trạng của việc dạy học tiếng Việt, dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS huyện biên giới Kỳ Sơn ...

Tài liệu được xem nhiều: