Danh mục

Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục công dân hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.73 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích một số giá trị về khía cạnh giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của Nho giáo nguyên thủy. Trên tinh thần đó nêu lên ý nghĩa của việc tiếp biến những giá trị tích cực đó vào nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, định hướng giá trị cho thế hệ trẻ, nhằm góp vào chiến lược phát triển con người Việt Nam mới vừa có tri thức vừa có nhân cách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục công dân hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 82-90 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0104 TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC CÔNG DÂN HIỆN NAY Phạm Việt Thắng Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết tập trung phân tích một số giá trị về khía cạnh giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của Nho giáo nguyên thủy. Trên tinh thần đó nêu lên ý nghĩa của việc tiếp biến những giá trị tích cực đó vào nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, định hướng giá trị cho thế hệ trẻ, nhằm góp vào chiến lược phát triển con người Việt Nam mới vừa có tri thức vừa có nhân cách. Từ khóa: Nho giáo, giáo dục đạo đức, giáo dục công dân. 1. Mở đầu Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời và phát triển ở Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ khá sớm, đã từng giữ địa vị độc tôn và ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của Việt Nam trong quá khứ. Chính vì vậy, nghiên cứu về Nho giáo nói chung và ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam nói riêng luôn là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn và nghiên cứu giáo dục. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo, cả trên khía cạnh tư tưởng và sự phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, lẫn những ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. Có thể kể ra đây một số công trình như: Nho giáo tại Việt Nam của tập thể tác giả Viện Triết học; tác giả Vũ Khiêu với Nho giáo và phát triển ở Việt Nam; Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của Nguyễn Tài Thư; Bàn về đạo Nho của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện.v.v.. Trong các công trình này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều giá trị tích cực của Nho giáo, như giáo dục đạo làm người, đối nhân xử thế .v.v.., cũng như chỉ ra những hạn chế của Nho giáo như tính khắt khe, trói buộc con người, đặc biệt là đối với phụ nữ.v.v.. Bên cạnh những nghiên cứu trong nước, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo đối với các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á nói chung trong đó có Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Có thể nêu ra ở đây một số công trình như: Lưu Tông Hiền, Thái Đức Quý (Chủ biên): Nho học phương đông đương đại; Trương Bá Vĩ (Chủ biên): Nghiên cứu văn hiến học thư tịch Hán Nôm Việt Nam; Lý Vị Túy: Luận bàn về giao lưu văn hóa Trung Việt.v.v.. Nhìn chung, các tác giả đều có chung nhận định, Nho giáo tuy đã kết thúc vai trò lịch sử của mình nhưng những ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống tinh thần của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á hiện nay vẫn còn, cho dù đậm nhạt khác nhau. Ở một số quốc gia như Nhật Bản, Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016 Liên hệ: Phạm Việt Thắng, e-mail: vietthang271077@yahoo.com.vn 82 Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục... Singapore. . . đang có xu hướng kế thừa những giá trị đạo đức tích cực của Nho giao nguyên thủy phục vụ cho mục tiêu giáo dục con người hiện nay. Việc Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập thế giới đã làm nảy sinh những nguy cơ đối với văn hoá Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực đạo đức công dân, đạo đức xã hội. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Việt Nam, tỉ lệ quay cóp ở học sinh tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha mẹ: tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ vi phạm ATGT: tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%. (GDCD và đạo đức học sinh; VOV online, 7h30 ngày 29/11/2008). Nhìn vào kết quả khảo sát thì có vẻ học sinh càng lớn thì ý thức công dân càng kém đi, nói cách khác, học sinh càng lớn càng muốn làm những điều khiến người lớn đau đầu [1]. Trong một nghiên cứu về giáo dục đạo đức công dân, tác giả Ngô Đình Xây cho rằng, để giáo dục đạo đức cho người dân và đưa đạo đức trở thành hạt nhân để điều chỉnh và định hướng cho sự phát triển thì cần phải xác định và xây dựng được hệ giá trị chuẩn và mẫu người đạo đức [9]. Tác giả Hà Nhật Thăng trong “Những vệc cần làm để phát huy vai trò của môn GDCD đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh phổ thông” nhấn mạnh, không chỉ điều chỉnh giá trị, nội dung giáo dục, dạy học mà cả mục tiêu của hoạt động dạy học [4]. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, trong sự đổi mới toàn diện giáo dục sắp tới, chúng ta cần phải xác lập hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức mới và tổ chức giáo dục cho học sinh, cho thế hệ trẻ như thế nào thì vẫn còn chưa rõ và còn nhiều tranh luận. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi mạnh dạn đi vào phân tích một số giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo nguyên thủy đối với giáo dục đạo đức công dân Việt Nam hiện nay nhằm góp thêm cách tiếp cận trong việc kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức nói chung và đổi mới giáo dục nói riêng. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Những giá trị tích cực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: