Danh mục

Tư tưởng HCM về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 42.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồ Chí Minh là người sáng lập, đồng thời là người giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức lý luận và hoạt động, tổng kết thực tiễn, xác lập nên một hệ thống các quan điểm, tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng Cộng sản trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu với các đặc điểm văn hóa truyền thống phương Đông....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng HCM về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh Tư tưởng HCM về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh. Những giá trị tư tưởng HCM về công tác xây dựng đảng ở nước ta hiện nay. Hồ Chí Minh là người sáng lập, đồng thời là người giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức lý luận và hoạt động, tổng kết thực tiễn, xác lập nên một hệ thống các quan điểm, tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng Cộng sản trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu với các đặc điểm văn hóa truyền thống phương Đông. Những quan điểm, tư tưởng đó bao gồm các vấn đề có tính quy luật có liên quan đến sự hình thành, vị trí, vai trò, bản chất của Đảng Cộng sản và những vấn đề có tính nguyên tắc liên quan tới công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, nhất là trong điều kiện Đảng trở thành Đảng cầm quyền. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Người khẳng định “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững vàng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu ngày càng cao, càng phức tạp của nhiệm vụ cách mạng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng sẽ làm cho toàn Đảng trở thành một khối thống nhất về nhận thức và tư tưởng và hành động, đủ sức lái con thuyền cách mạng Việt Nam tiến về phía trước, vượt qua những khúc quanh đầy thử thách. Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng lại được Hồ Chí Minh coi là công việc càng phải tiến hành thường xuyên hơn. Bởi lẽ, quyền lực vốn có tính hai mặt: một mặt, quyền lực dùng để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nếu biết sử dụng đúng; mặt khác, quyền lực cũng có sức phá hoại ghê gớm nếu người nắm quyền lực bị thoái hóa, biến chất, đi vào con đường ham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, biến quyền lực của nhân dân thành đặc quyền của cá nhân. v.v.. Vì vậy, Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, chỉnh đốn để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hóa, biến chất trong nội bộ Đảng. Để đảng trong sạch vững mạnh, trước hết, cần “phải có chủ nghĩa làm cốt”. Tức là cần phải xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, lý luận để mọi thành viên trong Đảng đó thống nhất về tư tưởng, từ đó thống nhất trong hành động. Người khẳng định “Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Cho nên, ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm “cốt”, làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Người cho rằng “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin”. Thứ hai, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị. Theo Hồ Chí Minh, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sách lược và quy định những mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài và từng giai đoạn. Vì thế, xây dựng đường lối chính trị trở thành một trong những vấn đề rất quan trọng trong xây dựng Đảng ta. Thứ ba, xây dựng đảng vững mạnh về tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức. Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Theo Người, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng là sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và tập trung “Thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, tất cả đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng”; Phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình, có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ ở ngoài xã hội, song dân chủ không phải là vô chính phủ; phải thực hiện tốt “nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, “Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau” để tránh tình trạng “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”. Đồng thời, cũng cần chú ý thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Theo Hồ Chí Minh đây là vũ khí sắc bén nhất làm cho Đảng ta trong sạch vững mạnh và là quy luật phát triển của Đảng. Vì Đảng ta tuy có nhiều người có tài, có đức, phần đông là những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất ..., nhưng “không phải là người người đều tốt, v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: