Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hình thức sở hữu

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 38.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi phương thức sản xuất có một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất đặc thù. Vì thế, sở hữu tư liệu sản xuất luôn là một vấn đề trong những vấn đề cơ bản và sâu xa của mọi cuộc cách mạng. Và từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã có tư duy mới về sở hữu. Trong Đại hội này Đảng ta thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót trong nhận thức và chỉ đạo về sở hữu và các thành phần kinh tế, cũng như việc vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hình thức sở hữu Sở hữu là một phạm trù kinh tế biểu hiện các quan hệ giữa người với người đối với việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu. Sở hữu tư liệu sản xuất quy định mục đích của sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phương thức quản lý, phân phối sản phẩm và cơ chế điều tiết chúng. Mỗi phương thức sản xuất có một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất đặc thù. Vì thế, sở hữu tư liệu sản xuất luôn là một vấn đề trong những vấn đề cơ bản và sâu xa của mọi cuộc cách mạng. Và từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã có tư duy mới về sở hữu. Trong Đại hội này Đảng ta thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót trong nhận thức và chỉ đạo về sở hữu và các thành phần kinh tế, cũng như việc vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần thứ VI khẳng định: Trong nhận thức và trong hành động chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Trên cơ sở chỉ ra những thiếu sót, Đảng ta đã có những nhận thức mới, đúng đắn và khoa học về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế, từng bước khắc phục chế độ công hữu hình thức và khơi dậy được những động lực của nền kinh tế. Nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và nhiều thành kinh tế. Từ đó thay đổi cơ chế quản lý và cơ chế phân phối. Cụ thể là chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từ phân phối bình quân (bình quân chủ nghĩa) sang phân phối theo lao động và tài sản đóng góp. Đồng thời đã nhận thức rõ hơn các quyền như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng… nhờ đó khắc phục được tình trạng vô chủ như trước đây. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII và trong Chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2000, Đảng ta đã khẳng định: Trong nền kinh tế ở nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu cơ bản, đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trên cơ sở 3 hình thức sở hữu cơ bản này mà hình thành nhiều hình thức tổ chức và nhiều thành phần kinh tế (gồm 5 thành phần: kinh tế quốc doanh; kinh tế hợp tác; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản nhà nước). Sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là vấn đề có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Các thành phần kinh tế còn tồn tại lâu dài và nằm trong một cơ cấu kinh tế thống nhất. Đại hội Đảng lần thứ VIII có những nhận thức đầy đủ hơn về các thành phần kinh tế như xác định thay kinh tế quốc doanh bằng kinh tế nhà nước để đảm bảo thực lực về kinh tế… Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục có những bổ sung và phát triển về sở hữu và các thành phần kinh tế cho phù hợp với thực tiễn của đất nước. Về sở hữu, tiếp tục phát triển những tư tưởng của Đại hội VI, VII, VIII, Đại hội IX khẳng định thêm một số tư tưởng sau: Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Phải phát triển từ thực tiễn tìm tòi, thử nghiệm để xây dựng chế độ xã hội công cộng nói riêng và quan hệ sản xuất mới nói chung với bước đi vững chắc; tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả sản xuất, quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Về các thành phần kinh tế, xuất phát từ tình hình thực tiễn, Đại hội IX tiếp tục khẳng định quan điểm đổi mới của Đại hội VI, VII, VIII, đồng thời bổ sung một số điểm mới như sau: Thay thành phần kinh tế hợp tác bằng thành phần kinh tế tập thể, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; nhận thức rõ hơn vai trò của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm phát huy nội lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bổ sung thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, đến Đại hội IX, nước ta có 6 thành phần kinh tế, đó là: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể trong đó nòng cốt là hợp tác xã, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này có thể có các hình thức sản xuất, kinh doanh đan xen, hỗn hợp, vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong cùng một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Tất cả các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ở đây, kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: