Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.60 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lê-nin về chính đảng vô sản vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lê-nin về chính đảng vô sản vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé. Việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đội tiền phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc trở thành người tổ chức và lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam là một cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh về lý luận và tổ chức thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; làm phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (1930) không chỉ l à sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân mà còn với phong trào yêu nước. Nhận định về lòng yêu nước của người Việt Nam, Bác khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Quy luật hình thành Đảng vô sản kiểu mới ở một quốc gia dân tộc có nền văn hiến lâu đời, trong đó thần thái và bản sắc dân tộc chiếm vai trò chủ đạo của lịch sử tư tưởng đã được Bác chỉ ra từ năm 1953: Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin, và khái quát lại vào năm 1960: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930. Nhân tố đóng vai trò quyết định bảo đảm sự chuyển biến về chất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam là chủ nghĩa Mác – Lênin, thông qua vai trò truyền bá có hệ thống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vận dụng sá ng tạo tư tưởng của Lê-nin, trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác viết: Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong. V à Bác khẳng định: Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Lý luận cách mạng tiền phong đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Người, với cách mạng Việt Nam thì chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mạng nhất l à chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định tư tưởng đó. Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều không có chủ nghĩa chân chính, cách mạng, khoa học soi đường nên không thể giành thắng lợi. Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới chỉ ra mục tiêu, con đường và phương pháp đúng đắn làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới. Song, chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam chứ không phải là kinh thánh, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “cốt” không có nghĩa là rập khuôn máy móc, giáo điều, mà là học phép biện chứng, nắm vững lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các Đảng anh em, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Đang kết hợp lý luận, kinh nghiệm và thực hành của cách mạng Việt Nam; áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng Việt Nam. Nhờ nắm vững phương pháp biện chứng của học thuyết Mác – Lênin, kế thừa tinh hoa văn hoá nhân loại một cách có phê phán và chọn lọc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng chính cương, đường lối cách mạng phù hợp với thực tiễn của đất nước nên đã đưa cách mạng Việt Nam đến thành công. Việc xác định phong trào yêu nước là một trong ba thành tố hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành điểm xuất phát để Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng đinh : Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Theo lý luận Mác - Lênin đảng bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp, không có đảng chung chung của nhiều giai cấp; Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp vô sản, đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp mình và của cả dân tộc, là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất, bộ tham mưu của giai cấp vô sản, đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị giành chính quyền về tay giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công một đảng vô sản kiểu mới Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Người, Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: