Tư tưởng Hồ Chí Minh về 'chuẩn' của người giáo viên nhân dân một cách tiếp cận
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 378.72 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nhằm mục đích làm rõ thêm một cách tiếp cận trong quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, các tiêu chuẩn của nhà giáo trong thời đại Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quan điểm của Hồ Chí Minh, “không có thầy giáo thì không có nền giáo dục” và người thầy thực sự phải đảm bảo chuẩn về lí tưởng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, nghề nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của người giáo viên nhân dân một cách tiếp cận HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0146 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4D, pp. 138-147 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “CHUẨN” CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN NHÂN DÂN - MỘT CÁCH TIẾP CẬN Nguyễn Thị Thanh Tùng Khoa Lý luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc, trong đó bao gồm các quan niệm của Người về vai trò và chuẩn của người giáo viên. Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp thống kê, khảo cứu các bài nói, bài viết của Người, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước về Hồ Chí Minh, bài viết nhằm mục đích làm rõ thêm một cách tiếp cận trong quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, các tiêu chuẩn của nhà giáo trong thời đại Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quan điểm của Hồ Chí Minh, “không có thầy giáo thì không có nền giáo dục” và người thầy thực sự phải đảm bảo chuẩn về lí tưởng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, nghề nghiệp. Từ khoá: Hồ Chí Minh, giáo dục Việt Nam, nhà giáo, chuẩn mực, đạo đức nhà giáo. 1. Mở đầu Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng tột cùng cháy bỏng trong tim - tìm hiểu xem nước Pháp và các nước tiên tiến làm cách mạng như thế nào rồi về giúp đỡ đồng bào. Sau này, Người gọi đó là “ham muốn tột bậc, làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, tức là trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập thực sự phải đi đôi với hạnh phúc của nhân dân, nhân dân có ăn, có mặc và được học hành, được giáo dục. Năm 1919, trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam (Revendications du peuple annamite), điều thứ 6, Nguyễn Ái Quốc đề nghị các nước đồng minh, trong đó có Pháp thực hiện “Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ” [1]. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, bên cạnh việc hoạch định nhiệm vụ chiến lược- giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp thì Nguyễn Ái Quốc cũng nêu rõ một trong các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam là thực hiện “phổ thông giáo dục theo công nông hóa” [2]. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó cho đến năm 1969, có tất cả 262 bài nói, bài viết, bài phát biểu [3] của chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về vai trò của giáo dục đặt trong tổng thể kế hoạch kiến quốc và kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Như vậy, xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của giáo dục, cả giai đoạn trước, trong và sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Trong chiến lược “trồng người”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò, chuẩn mực của đội ngũ nhà giáo, tức là chiến lược trồng người càng quan trọng bao nhiêu thì đội ngũ “người trồng” càng quan trọng bấy nhiêu. Kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu Ngày nhận bài: 2/7/2021. Ngày sửa bài: 29/8/2021. Ngày nhận đăng: 10/9/2021. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Tùng. Địa chỉ e-mail: thanhtungsphn@gmail.com 138 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của người giáo viên nhân dân – một cách tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, kết hợp khảo cứu các tư liệu gốc, bài viết nhằm mục đích làm sáng tỏ một hướng tiếp cận: Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, người thầy giáo chân chính là một nhân tố quyết định sự vững chãi của bức tường giáo dục và “chuẩn” của người thầy không chỉ về phẩm hạnh và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài mà đặt trong bối cảnh gây dựng một nền giáo dục Việt Nam mới và kháng chiến kéo dài, người thầy giáo phải đặt lí tưởng sư phạm, khát vọng phụng sự Tổ quốc, nhân dân, ngành giáo dục lên trên hết, trước hết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. “Không có thầy giáo thì không có giáo dục” Việt Nam là một dân tộc có truyền thống trọng học, trọng đạo tôn sư - tôn kính người thầy. Truyền thống đó đã bén rễ trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trở thành một nét văn hóa đồng hành cùng với các hệ giá trị tốt đẹp của dân tộc. Là người chứng kiến trọn vẹn sự chuyển giao từ nền giáo dục phong kiến đến nhà trường thuộc địa và kiến thiết, xây dựng nền giáo dục cách mạng, hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu được rằng dù ở chế độ nào thì vai trò của người thầy luôn được đề cao. Sự khác biệt lớn ở đây đó là trong nhà trường phong kiến hay nhà trường thuộc địa thì người thầy bị bó hẹp là người dạy cho một số giai cấp tầng lớp thống trị, gia đình giàu có, có điều kiện trong xã hội, còn người thầy trong chế độ giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hò ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của người giáo viên nhân dân một cách tiếp cận HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0146 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4D, pp. 138-147 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “CHUẨN” CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN NHÂN DÂN - MỘT CÁCH TIẾP CẬN Nguyễn Thị Thanh Tùng Khoa Lý luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc, trong đó bao gồm các quan niệm của Người về vai trò và chuẩn của người giáo viên. Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp thống kê, khảo cứu các bài nói, bài viết của Người, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước về Hồ Chí Minh, bài viết nhằm mục đích làm rõ thêm một cách tiếp cận trong quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, các tiêu chuẩn của nhà giáo trong thời đại Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quan điểm của Hồ Chí Minh, “không có thầy giáo thì không có nền giáo dục” và người thầy thực sự phải đảm bảo chuẩn về lí tưởng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, nghề nghiệp. Từ khoá: Hồ Chí Minh, giáo dục Việt Nam, nhà giáo, chuẩn mực, đạo đức nhà giáo. 1. Mở đầu Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng tột cùng cháy bỏng trong tim - tìm hiểu xem nước Pháp và các nước tiên tiến làm cách mạng như thế nào rồi về giúp đỡ đồng bào. Sau này, Người gọi đó là “ham muốn tột bậc, làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, tức là trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập thực sự phải đi đôi với hạnh phúc của nhân dân, nhân dân có ăn, có mặc và được học hành, được giáo dục. Năm 1919, trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam (Revendications du peuple annamite), điều thứ 6, Nguyễn Ái Quốc đề nghị các nước đồng minh, trong đó có Pháp thực hiện “Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ” [1]. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, bên cạnh việc hoạch định nhiệm vụ chiến lược- giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp thì Nguyễn Ái Quốc cũng nêu rõ một trong các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam là thực hiện “phổ thông giáo dục theo công nông hóa” [2]. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó cho đến năm 1969, có tất cả 262 bài nói, bài viết, bài phát biểu [3] của chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về vai trò của giáo dục đặt trong tổng thể kế hoạch kiến quốc và kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Như vậy, xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của giáo dục, cả giai đoạn trước, trong và sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Trong chiến lược “trồng người”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò, chuẩn mực của đội ngũ nhà giáo, tức là chiến lược trồng người càng quan trọng bao nhiêu thì đội ngũ “người trồng” càng quan trọng bấy nhiêu. Kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu Ngày nhận bài: 2/7/2021. Ngày sửa bài: 29/8/2021. Ngày nhận đăng: 10/9/2021. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Tùng. Địa chỉ e-mail: thanhtungsphn@gmail.com 138 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của người giáo viên nhân dân – một cách tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, kết hợp khảo cứu các tư liệu gốc, bài viết nhằm mục đích làm sáng tỏ một hướng tiếp cận: Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, người thầy giáo chân chính là một nhân tố quyết định sự vững chãi của bức tường giáo dục và “chuẩn” của người thầy không chỉ về phẩm hạnh và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài mà đặt trong bối cảnh gây dựng một nền giáo dục Việt Nam mới và kháng chiến kéo dài, người thầy giáo phải đặt lí tưởng sư phạm, khát vọng phụng sự Tổ quốc, nhân dân, ngành giáo dục lên trên hết, trước hết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. “Không có thầy giáo thì không có giáo dục” Việt Nam là một dân tộc có truyền thống trọng học, trọng đạo tôn sư - tôn kính người thầy. Truyền thống đó đã bén rễ trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trở thành một nét văn hóa đồng hành cùng với các hệ giá trị tốt đẹp của dân tộc. Là người chứng kiến trọn vẹn sự chuyển giao từ nền giáo dục phong kiến đến nhà trường thuộc địa và kiến thiết, xây dựng nền giáo dục cách mạng, hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu được rằng dù ở chế độ nào thì vai trò của người thầy luôn được đề cao. Sự khác biệt lớn ở đây đó là trong nhà trường phong kiến hay nhà trường thuộc địa thì người thầy bị bó hẹp là người dạy cho một số giai cấp tầng lớp thống trị, gia đình giàu có, có điều kiện trong xã hội, còn người thầy trong chế độ giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hò ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh Triết lý giáo dục toàn diện Giáo viên nhân dân Đạo đức nhà giáoTài liệu liên quan:
-
40 trang 453 0 0
-
Giáo trình Chính trị (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
84 trang 303 1 0 -
20 trang 299 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 272 7 0 -
128 trang 258 0 0
-
34 trang 256 0 0
-
64 trang 251 0 0
-
101 trang 210 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2 (năm 2010)
129 trang 204 0 0 -
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
37 trang 202 0 0