Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.30 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay" làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, đồng thời phân tích các biện pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nayTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Phạm Thị Thúy Vân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tác giả liên hệ: Phạm Thị Thúy Vân, email: phamthithuyvan@hpu2.edu.vn Tóm tắt: Phát huy nhân tố con người luôn được xem là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bài viết làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, đồng thời phân tích các biện pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó cho thấy, đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, việc trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện những di huấn của Người vào việc phát huy tối đa năng lực của con người trong lao động, trong hoạt động sáng tạo là yếu tố cơ bản đảm bảo thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ khóa: con người; con người hiện thực; phát huy nhân tố con người; chủ nghĩa xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh.1. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi các các vấn đề về con người là mối quan tâmthường trực, là mục tiêu hướng tới trong mọi tư tưởng và hành động của mình. Từlúc ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở thành lãnh tụ và đến lúc phải “từ biệt thếgiới này” không bao giờ Người xa rời mục tiêu đó. Tư tưởng về con người của HồChí Minh là một di sản quý báu, chiều sâu trong tư tưởng đó là triết lý nhân sinhsâu sắc, là tinh thần, phương pháp luận để giải quyết vấn đề con người. Đó là hệthống tư tưởng về bản chất con người, về niềm tin vững chắc vào sức mạnh của conngười, phản ánh con đường giải phóng con người một cách triệt để nhằm xây dựngmột chế độ xã hội trong đó con người có điều kiện phát triển toàn diện và phát huyhết mọi năng lực sáng tạo vốn có của mình. Cho đến nay, hệ thống tư tưởng đó vẫncòn giữ nguyên giá trị, có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Chính 582KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”vì vậy, việc trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Ngườinhằm phát huy nhân tố con người trong thời đại mới chính là sự chuẩn bị tích cực, chủđộng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai của đất nước trên con đườngphát triển theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.2. NỘI DUNG2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Thứ nhất, con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những cá nhân hiện thực,khách quan gắn với từng giai đoạn lịch sử và từng thời kỳ cách mạng cụ thể. Kế thừa quan điểm con người hiện thực của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ ChíMinh cho rằng, không có vấn đề chính trị - xã hội nào lại không xoay quanh vấn đềcon người và không có con người chung chung trừu tượng, mà chỉ có những conngười hiện thực, sống và lao động trong một xã hội hiện thực. Với Hồ Chí Minh,“con người thật” - tức là con người xét trong các quan hệ xã hội hiện thực, trong cácđiều kiện sống hiện thực với nhiều bình diện và nhiều chiều khác nhau. Tùy theotừng thời điểm lịch sử gắn liền với từng thời kỳ cách mạng, Hồ Chí Minh dùng kháiniệm này hay khái niệm khác để chỉ “con người” và xem xét nó trong tổng hoà cácquan hệ xã hội của nó. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Người thường dùng cáckhái niệm “người bản xứ”, “người mất nước”, “người bị bóc lột”,... và đối lập vớihọ là những tên “thực dân”, “viên chức tàn bạo”, “kẻ diễm phúc có đặc quyền đặclợi”,... Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, con người Việt Nam đã trở thành người tựdo, là người làm chủ đất nước, thực hiện đại đoàn kết để kháng chiến chống thựcdân Pháp. Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm “đồng bào”, “nhân dân”,“dân”,... và qua đó đặt con người trong quan hệ gắn bó với khối thống nhất củacộng đồng dân tộc. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa, HồChí Minh đã nói rõ về con người trong các quan hệ giai cấp. Sau khi miền Bắc hoànthành công cuộc cải cách và cải tạo nói trên thì Hồ Chí Minh dùng những khái niệmphù hợp với các quan hệ xã hội mới, như “lao động chân tay”, “lao động trí óc”,“công nhân”, “nông dân tập thể”, “người chủ tập thể”,... Ngoài các quan hệ xã hội,Người còn xem xét con người theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp,... Đó đều lànhững con người hiện thực, cụ thể và khách quan. 583TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thứ hai, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất con người là tổng hoà các quanhệ xã hội. Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất xã hội của conngười, Hồ Chí Minh cũng thống nhất quan điểm cho rằng, con người là một thực thểmang tính xã hội. Tính xã hội đó được hình thành trong tổng hoà các quan hệ xã hộivới nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh là ở chỗ,khi xem xét các mối quan hệ hiện thực của con người, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấnmạnh đến sự tác động, chi phối lẫn nhau giữa các quan hệ đó trong sự hình thànhbản chất xã hội của chính con người. Hồ Chí Minh không chỉ chú ý đến các quan hệbên ngoài con người, mà còn nhìn sâu vào bên trong, để thấy các mối quan hệ bêntrong của con người. Ở những quan hệ bên ngoài, Hồ Chí Minh cho rằng, con ngườicó cấp độ bản chất Người, cấp độ bản chất giai cấp, cấp độ bản chất dân tộc, nhânloại; các cấp độ này có mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau. Xuất phát từ cáchxem xét ấy, Hồ Chí Minh đã nêu lên một định nghĩa về con người rất độc đáo, mangđậm nét bản sắc văn hóa phương Đông và Việt Nam. Người nói: “Chữ người, nghĩahẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè. Ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: