Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự kiên định, vận dụng, phát triển của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.59 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự kiên định, vận dụng, phát triển của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước" nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố và tăng cường niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự kiên định, vận dụng, phát triển của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nướcTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ KIÊN ĐỊNH, VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC Phạm Văn Hòa Học viện Chính trị khu vực III Tác giả liên hệ: Phạm Văn Hòa, email: hoaphamhv3@gmail.com Tóm tắt: Ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh và Đảng ta lựa chọn đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Dưới ngọn cờ đó, mang lại “cơ đồ, vị thế và uy tín”. Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động với nhiều âm mưu, thủ đoạn vẫn liên tục xuyên tạc, phủ nhận lãnh tụ Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc khẳng định những kết quả, thành tựu và giá trị của con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm phản bác, chống lại các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam trong tình hình mới là rất cần thiết, nhằm “bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố và tăng cường niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Từ khóa: tư tưởng Hồ Chí Minh; độc lập dân tộc; chủ nghĩa xã hội; đổi mới đất nước.1. ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ QUY LUẬTTẤT YẾU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM - MỘT CỐNG HIẾN XUẤT SẮC CỦAHỒ CHÍ MINH Điếu văn của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại lễ truyđiệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh (9/9/1969) viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sôngđất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đãlàm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” (Hồ, 1996e, 516). Chủ tịchHồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam, một trong sốcống hiến xuất sắc là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đâylà vấn đề cơ bản nhất xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống lý luận của Người, là sựlựa chọn tất yếu của cách mạng Việt Nam trên con đường giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp và giải phóng con người. 224KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Trước khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phongtrào yêu nước của các tầng lớp nhân dân ta trong những năm cuối thế kỷ XIX vàđầu thế kỷ XX diễn ra sôi nổi, liên tục, rộng khắp nhưng cuối cùng đều bị bất bại.Nguyên nhân sâu xa dẫn tới thất bại là do khủng hoảng, bế tắc về đường lối vàphương pháp cứu nước. Vì vậy, mục tiêu và phương pháp đấu tranh của các phongtrào ấy không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử trong thời đại mới. Câuhỏi đặt ra cho cả dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là: bằng con đường nào để cứu nước,giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiếntay sai? Trước cảnh đau thương, bế tắc của dân tộc và nhu cầu bức thiết của lịch sử,thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước thương dân vô hạn quyết định đira thế giới bên ngoài để tìm đường cứu nước. Trong hành trình đó, Người đã đếnvới “những đất tự do, các trời nô lệ” ở châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ đểkhảo sát tìm hiểu sự thật thế giới. Hòa vào thực tiễn đầy cam go, thử thách, NguyễnÁi Quốc chứng kiến sự thật của thế giới là: ở đâu thì chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩathực dân cũng tàn bạo và vô nhân đạo như nhau. Và ở đâu giai cấp công nhân, nhândân các dân tộc thuộc địa cũng chịu nỗi thống khổ như nhau. Tìm hiểu các cuộccách mạng dân chủ tư sản Mỹ (1776); Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc tìm thấy tưtưởng vĩ đại trong các bản tuyên ngôn của các cuộc cách mạng này. Nhưng Ngườinhận ra tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, không baogiờ được thực hiện trong thực tế đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Người đã hòa mình trong cuộc sống lao động và đấu tranh của giai cấp công nhânở các nước tư bản và phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Từ nhận thứcsâu sắc về sự thật thế giới, từ khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc Việt Namcộng với nhãn quan chính trị nhạy cảm và tư duy độc lập tự chủ, Nguyễn Ái Quốcđã tìm đến với cách mạng tháng Mười Nga, đến với chủ nghĩa Lênin như một tấtyếu lịch sử. Sau khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đềthuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển biến vượt bậc về lập trường chínhtrị, thấy “sáng tỏ hơn” về xu thế của thời đại và con đường mới của nhân loại. Đólà con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóngdân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (Hồ, 1996b, 314). 225TRƯỜNG ĐẠ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: