Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 527.91 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết góp phần nhận thức rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới phát triển đất nước từ 1986 đến nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mớiTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 87 - 95TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC VĂN HÓA VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Lê Đức Thọ Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Phạm Đức Thọ Đại học Sư phạm Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báuvăn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó, tư tưởng của Người về động lực văn hóa chiếm một vị trí hết sức quantrọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là tiền đề, nền tảng để Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng vào việcphát huy động lực văn hóa trong thời kỳ đổi mới đất nước và hiện nay. Bài viết góp phần nhận thức rõ hơn tưtưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mớiphát triển đất nước từ 1986 đến nay. Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản Việt Nam; động lực văn hóa.1. Đặt vấn đề Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quantrọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam, của PhươngĐông và Phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kếthợp chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạtđộng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp xây dựng và pháttriển nền văn hóa mới Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minhvề văn hóa nói riêng là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Đồng thời, với sức sốngmãnh liệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang trở thành một bộ phận của nền văn hóaViệt Nam. Vì vậy, nghiên cứu các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về động lực văn hóa vàsự vận dụng trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là việc làm cần thiết.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa Nhận thức được vai trò của văn hóa với tư cách là động lực đối với tiến trình phát triểndân tộc, trong quá trình cách mạng, lĩnh vực văn hóa luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quantâm, phát huy thành một mặt trận đấu tranh cách mạng, một lĩnh vực hoạt động hết sức quantrọng [5, tr.12]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vừa là sự kế thừa, tiếp thu lý luận của chủnghĩa Mác-Lênin đồng thời là sự vận dụng, phát triển sáng tạo, phù hợp với thực tiễn ViệtNgày nhận bài: 4/6/2018. Ngày nhận đăng: 11/12/2018Liên lạc: Lê Đức Thọ; e-mail: ductholevtc007@gmail.com 87Nam. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về động lực văn hóa được thể hiện ở những nộidung cơ bản sau đây: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trongquá trình lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuấttinh thần. Tháng 8/1943, trong phần cuối của tập Nhật ký trong tù, Người đã viết: “Vì lẽ sinhtồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữviết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạthằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minhđó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiệncủa nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sựsinh tồn” [7, tr.458]. Văn hóa được thăng hoa từ hơi thở của cuộc sống, từ năng lực, trình độvà phương thức sống của mỗi cá nhân, cộng đồng. Và đến lượt mình, văn hóa hiện diện trongmọi hoạt động từ tư duy đến hành động thực tế, từ hoạt động cá nhân đến những vận động xãhội, từ hoạt động vật chất đến những sáng tạo tinh thần, những phát minh, sáng chế, tạo ranhững giá trị mới của sản xuất vật chất, khoa học - kỹ thuật - công nghệ, văn học – nghệ thuật. Hồ Chí Minh coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển,bởi vì nó mang tính nhân văn, hướng tới những giá trị tốt đẹp của con người trong hành trìnhvươn tới chân, thiện, mỹ. Văn hóa đồng nghĩa với cái tốt, cái đẹp; mọi giá trị ngược hoặc tráivới nó là những giá trị phản văn hóa. Hồ Chí Minh coi trọng chân, thiện, mỹ và khích lệ mọingười vươn tới chúng, khuyên con người đấu tranh loại bỏ những điều phản văn hóa. Mỗingười có thể quan niệm vai trò, chức năng của văn hóa khác nhau nhưng cách quan niệm củaHồ Chí Minh là đi thẳng vào cái bản chất nhất của văn hóa là chủ nghĩa nhân văn. Cốt lõi củanhân văn là thái độ đối với con người. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: