Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống dân tộc và việc giáo dục giá trị đó cho thế hệ trẻ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.80 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và việc giáo dục các giá trị đó cho thế hệ trẻ. Theo tác giả, các giá trị truyền thống của dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: yêu nước, bất khuất, anh hùng trong dựng nước và giữ nước; hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài; uống nước nhớ nguồn, đoàn kết, nhân hậu, cần cù, lao động sáng tạo; hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống dân tộc và việc giáo dục giá trị đó cho thế hệ trẻ Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐÓ CHO THẾ HỆ TRẺ ĐÀM THẾ VINH* Tóm tắt: Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và việc giáo dục các giá trị đó cho thế hệ trẻ. Theo tác giả, các giá trị truyền thống của dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: yêu nước, bất khuất, anh hùng trong dựng nước và giữ nước; hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài; uống nước nhớ nguồn, đoàn kết, nhân hậu, cần cù, lao động sáng tạo; hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình. Từ khóa: Hồ Chí Minh, giá trị truyền thống, giáo dục, thế hệ trẻ. Mở đầu Trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã tạo nên những giá trị truyền thống của dân tộc. Những giá trị truyền thống đó được hun đúc qua bề dày lịch sử phát triển của dân tộc, là nguồn động lực to lớn góp phần tạo nên sức mạnh và sự trường tồn của dân tộc. Mỗi người Việt Nam cần phải hiểu rõ về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; từ đó, giữ gìn, phát huy các giá trị ấy. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, hơn bao giờ hết, việc hiểu rõ, giữ gìn, phát huy các giá trị đó càng trở nên quan trọng và cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Hồ Chí Minh là người đề cập nhiều 14 đến giá trị truyền thống và sự cần thiết phải hiểu rõ, giữ gìn, phát huy các giá trị ấy. Người viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”(1); “Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều thời kỳ rất vẻ vang”(2); “Cứ mỗi lần có những thử thách lớn thì nhân dân ta lại tỏ rõ khí phách, nêu cao phẩm chất tốt đẹp của mình”(3). Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh Thạc sĩ, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng . (1) Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 216. (2) Sđd, tập 11, tr. 506. (3) Sđd, tập 12, tr. 547-548. (*) Tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống dân tộc ... hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới”(4). Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày và phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh về các giá trị truyền thống của dân tộc và việc giáo dục giá trị đó cho thế hệ trẻ. 1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về các giá trị truyền thống của dân tộc Có nhiều giá trị truyền thống của dân tộc được Hồ Chí Minh đề cập và phân tích, trong đó nổi bật là các giá trị : Thứ nhất, yêu nước, bất khuất, anh hùng trong dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã hun đúc lên truyền thống yêu nước. Coi đó là giá trị truyền thống nổi bật nhất, là dòng chủ lưu trong nền văn hóa Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất trong thang bậc giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Người có tinh thần yêu nước thì đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước; có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc; luôn tự hào về dân tộc. Yêu nước là tình cảm, ý chí mãnh liệt của con người Việt Nam đối với Tổ quốc. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã ghi những trang oanh liệt của nhân dân đấu tranh để xây dựng nước nhà và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc mình”(5); “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(6), Hai Bà Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang, là dũng cảm kháng chiến(7); “truyền thống Diên Hồng vĩ đại, các cụ phụ lão cũng không vì tuổi cao tóc bạc mà hưởng thụ thanh nhàn”(8)... Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung(9). Thứ hai, hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng hiền tài. Để xây dựng đất nước, từ xa xưa ông cha ta luôn coi trọng vai trò của tri thức, từ đó hình thành nên truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng hiền Sđd, tập 6, tr. 173. Sđd, tập 9, tr. 313. (6) Sđd, tập 6, tr. 172. (7) Sđd, tr. 431. (8) Sđd, tập 11, tr. 519. (9) Sđd, tập 6, tr. 171. (4) (5) 15 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 tài. Sự trân trọng và đề cao ấy được thể hiện thông qua những kỳ thi để tìm kiếm, lựa chọn nhân tài nhằm quản lý xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân sĩ Thân Nhân Trung đã viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu Quốc T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: