Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 99.20 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hồ Chí Minh luôn đề cao giáo dục đạo đức trong mối quan hệ với các nhiệm vụ khác ở nhà trường phổ thông. Người coi đạo đức là gốc của người cán bộ, vì vậy giáo dục đạo đức phải là nhiệm vụ gốc của nhà trường nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng. Nội dung giáo dục đạo đức học sinh cần thiết thực, phù hợp với đối tượng, tập trung vào một số chuẩn mực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 158-164This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0061TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨCTRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNGDương Văn Khoa, Mai Thị TuyếtKhoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Hồ Chí Minh luôn đề cao giáo dục đạo đức trong mối quan hệ với các nhiệm vụkhác ở nhà trường phổ thông. Người coi đạo đức là gốc của người cán bộ, vì vậy giáo dụcđạo đức phải là nhiệm vụ gốc của nhà trường nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng.Nội dung giáo dục đạo đức học sinh cần thiết thực, phù hợp với đối tượng, tập trung vàomột số chuẩn mực: Yêu và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân; yêu người lao động; tham gia nhữngviệc có ích lợi chung; kính trọng thầy cô, yêu, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; kính yêu, giúp đỡcha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình; thật thà, dũng cảm, trong sạch, chất phác, hănghái, cần kiệm. . . Có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, Người lưu ý hơnphương pháp nêu gương của giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.Từ khóa: Giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh, trường phổ thông.1.Mở đầuTư tưởng, minh triết, đạo đức Hồ Chí Minh là chủ đề được đông đảo giới nghiên cứu trongvà ngoài nước quan tâm tìm hiểu từ sớm, điển hình như: Báo Le Monde với “Ho Chi Minh – Lafigure de l’ind épendance retrouvée du Vietnam” xuất bản năm 2015; Phạm Văn Đồng với “HồChủ Tịch tinh hoa của dân tộc lương tâm của thời đại”, xuất bản năm 1976; Võ Nguyên Giáp với“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, xuất bản năm 1997; “Tư tưởng HồChí Minh về giáo dục” do Đào Thanh Hải, Minh Tiến sưu tầm, tuyển chọn, xuất bản năm 2005;Thái Bình Dương với “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên”,Tạp chí Giáo dục lí luận, năm 2007; “Quan điểm về giáo dục đạo đức cho sinh viên trong tình hìnhhiện nay” của Nguyễn Thị Thủy, Tạp chí Lí luận chính trị và truyền thông, số 3/2015; “Sự cần thiếtcủa việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên Việt Nam hiệnnay” của Phạm Hữu Hoàng, Tạp chí Tâm lí, số 3/2015; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thếhệ trẻ” của Nguyễn Đắc Vinh, Tạp chí Lí luận chính trị, số 5/2015... Về cơ bản, các bài viết, côngtrình nêu trên đều đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng đạo đức nói riêng, cũngnhư cuộc đời và sự nghiệp của Người. Tất cả đều có giá trị tham khảo tốt. Tuy vậy cho đến nay,chưa có một chuyên luận nào bàn đến vấn đề: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đứctrong nhà trường phổ thông”. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước,chúng tôi sẽ đi sâu phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức và giáo dụcđạo đức, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam ừ đó,đề xuất hướng vận dụng những quan điểm ấy vào thực tiễn hoạt động giáo dục của chúng ta hiệnnay.Ngày nhận bài: 11/11/2015. Ngày nhận đăng: 20/6/2016.Liên hệ: Dương Văn Khoa, e-mail: duongvankhoagdct@gmail.com158Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông2.2.1.Nội dung nghiên cứuTư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đứctrong trường phổ thôngHồ Chí Minh luôn có quan điểm biện chứng về phạm trù đức và tài. Tuy nhiên, đối vớingười cách mạng, Người coi đạo đức là yếu tố quan trọng hơn. Đạo đức phải là gốc của người cáchmạng. Không có đạo đức, người cách mạng khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ và không lãnhđạo được dân chúng “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải cóđạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [9, tr.283].Giống như cây phải có gốc, sông phải có nguồn, cây không gốc thì cây héo, sông không nguồn thìsông cạn. Tháng 10 năm 1964, Hồ Chí Minh đến thăm trường Đai học Sư phạm Hà Nội, Ngườinói: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cáigốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” [10, tr.329]. Điềuđó có nghĩa là, công tác giáo dục đạo đức cho người học là gốc của nhiệm vụ giáo dục và đào tạotrong các nhà trường.Nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên năm 1959, Hồ Chí Minh căn dặn: “Chính trịlà linh hồn, chuyên môn là cái xác. . . Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn. Nếu thầy giáo,cô giáo bàng quan thì lại đúc ra một số công dân không tốt, cán bộ không tốt. . . Thầy giáo phảigương mẫu, trực tiếp làm nhiệm vụ: đào tạo những công dân tốt, những cán bộ tốt sau này” [9,tr.492-494].Ý thức được tầm quan trọng của đạo đức cách mạng, Người từng lưu ý ngành Giáo dục vàĐào tạo cần phải giáo dục đạo đức cho người công dân ngay từ cấp học mầm non. “Công tác giáoviên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích đào tạo những người công dântốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc, cho chủ nghĩa xã hội. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức” [ 9,tr.509]. Trong bản Di chúc, Người đã cẩn thận căn dặn lại chúng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạngcho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [11, tr.510].Vì sao công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là nhi đồng lại quan trọng như vậy, HồChí Minh nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng. Ít năm nữa, chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy,Chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào đều có trách nhiệm giúp vào việc giáo dục nhi đồng”[12, tr.77].Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của người cán bộ, “cán bộ là gốc của mọi côngviệc”, “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Hơn nữa, về cơ bản cánbộ trước đó đều từ học sinh mà trưởng thành dần. Từ đây cho thấy, cái gốc của sự học trong nhàtrường phổ thông Việt Nam hiện nay phải là đức dục. Suy cho cùng, trong đức cũng đã chứa tài.Học sinh có đức tính ham học hỏi, ham tiến bộ, nhất định các em sẽ có trí tuệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 158-164This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0061TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨCTRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNGDương Văn Khoa, Mai Thị TuyếtKhoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Hồ Chí Minh luôn đề cao giáo dục đạo đức trong mối quan hệ với các nhiệm vụkhác ở nhà trường phổ thông. Người coi đạo đức là gốc của người cán bộ, vì vậy giáo dụcđạo đức phải là nhiệm vụ gốc của nhà trường nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng.Nội dung giáo dục đạo đức học sinh cần thiết thực, phù hợp với đối tượng, tập trung vàomột số chuẩn mực: Yêu và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân; yêu người lao động; tham gia nhữngviệc có ích lợi chung; kính trọng thầy cô, yêu, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; kính yêu, giúp đỡcha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình; thật thà, dũng cảm, trong sạch, chất phác, hănghái, cần kiệm. . . Có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, Người lưu ý hơnphương pháp nêu gương của giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.Từ khóa: Giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh, trường phổ thông.1.Mở đầuTư tưởng, minh triết, đạo đức Hồ Chí Minh là chủ đề được đông đảo giới nghiên cứu trongvà ngoài nước quan tâm tìm hiểu từ sớm, điển hình như: Báo Le Monde với “Ho Chi Minh – Lafigure de l’ind épendance retrouvée du Vietnam” xuất bản năm 2015; Phạm Văn Đồng với “HồChủ Tịch tinh hoa của dân tộc lương tâm của thời đại”, xuất bản năm 1976; Võ Nguyên Giáp với“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, xuất bản năm 1997; “Tư tưởng HồChí Minh về giáo dục” do Đào Thanh Hải, Minh Tiến sưu tầm, tuyển chọn, xuất bản năm 2005;Thái Bình Dương với “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên”,Tạp chí Giáo dục lí luận, năm 2007; “Quan điểm về giáo dục đạo đức cho sinh viên trong tình hìnhhiện nay” của Nguyễn Thị Thủy, Tạp chí Lí luận chính trị và truyền thông, số 3/2015; “Sự cần thiếtcủa việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên Việt Nam hiệnnay” của Phạm Hữu Hoàng, Tạp chí Tâm lí, số 3/2015; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thếhệ trẻ” của Nguyễn Đắc Vinh, Tạp chí Lí luận chính trị, số 5/2015... Về cơ bản, các bài viết, côngtrình nêu trên đều đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng đạo đức nói riêng, cũngnhư cuộc đời và sự nghiệp của Người. Tất cả đều có giá trị tham khảo tốt. Tuy vậy cho đến nay,chưa có một chuyên luận nào bàn đến vấn đề: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đứctrong nhà trường phổ thông”. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước,chúng tôi sẽ đi sâu phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức và giáo dụcđạo đức, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam ừ đó,đề xuất hướng vận dụng những quan điểm ấy vào thực tiễn hoạt động giáo dục của chúng ta hiệnnay.Ngày nhận bài: 11/11/2015. Ngày nhận đăng: 20/6/2016.Liên hệ: Dương Văn Khoa, e-mail: duongvankhoagdct@gmail.com158Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông2.2.1.Nội dung nghiên cứuTư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đứctrong trường phổ thôngHồ Chí Minh luôn có quan điểm biện chứng về phạm trù đức và tài. Tuy nhiên, đối vớingười cách mạng, Người coi đạo đức là yếu tố quan trọng hơn. Đạo đức phải là gốc của người cáchmạng. Không có đạo đức, người cách mạng khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ và không lãnhđạo được dân chúng “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải cóđạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [9, tr.283].Giống như cây phải có gốc, sông phải có nguồn, cây không gốc thì cây héo, sông không nguồn thìsông cạn. Tháng 10 năm 1964, Hồ Chí Minh đến thăm trường Đai học Sư phạm Hà Nội, Ngườinói: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cáigốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” [10, tr.329]. Điềuđó có nghĩa là, công tác giáo dục đạo đức cho người học là gốc của nhiệm vụ giáo dục và đào tạotrong các nhà trường.Nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên năm 1959, Hồ Chí Minh căn dặn: “Chính trịlà linh hồn, chuyên môn là cái xác. . . Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn. Nếu thầy giáo,cô giáo bàng quan thì lại đúc ra một số công dân không tốt, cán bộ không tốt. . . Thầy giáo phảigương mẫu, trực tiếp làm nhiệm vụ: đào tạo những công dân tốt, những cán bộ tốt sau này” [9,tr.492-494].Ý thức được tầm quan trọng của đạo đức cách mạng, Người từng lưu ý ngành Giáo dục vàĐào tạo cần phải giáo dục đạo đức cho người công dân ngay từ cấp học mầm non. “Công tác giáoviên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích đào tạo những người công dântốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc, cho chủ nghĩa xã hội. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức” [ 9,tr.509]. Trong bản Di chúc, Người đã cẩn thận căn dặn lại chúng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạngcho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [11, tr.510].Vì sao công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là nhi đồng lại quan trọng như vậy, HồChí Minh nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng. Ít năm nữa, chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy,Chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào đều có trách nhiệm giúp vào việc giáo dục nhi đồng”[12, tr.77].Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của người cán bộ, “cán bộ là gốc của mọi côngviệc”, “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Hơn nữa, về cơ bản cánbộ trước đó đều từ học sinh mà trưởng thành dần. Từ đây cho thấy, cái gốc của sự học trong nhàtrường phổ thông Việt Nam hiện nay phải là đức dục. Suy cho cùng, trong đức cũng đã chứa tài.Học sinh có đức tính ham học hỏi, ham tiến bộ, nhất định các em sẽ có trí tuệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục đạo đức cho học sinh Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức trong trường phổ thông Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
40 trang 435 0 0
-
Giáo trình Chính trị (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
84 trang 302 1 0 -
20 trang 272 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 270 7 0 -
128 trang 244 0 0
-
64 trang 244 0 0
-
34 trang 241 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2 (năm 2010)
129 trang 204 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay
4 trang 190 0 0 -
101 trang 190 0 0