Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.44 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới" phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó chỉ ra sự vận dụng của Đảng về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mớiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Nguyễn Thị Hoài Thanh, Nguyễn Phương Thủy, Hồ Thị Thủy, Nguyễn Phạm Nguyệt Linh Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hoài Thanh, email: thanhhoai85tn@gmail.com Tóm tắt: Trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam yêu nước, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội không chỉ là khát vọng lưu truyền mà còn là hệ giá trị vô giá và trở thành lẽ sống, lý tưởng phấn đấu, hy sinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân kiên định thực hiện. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó chỉ ra sự vận dụng của Đảng về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Từ khóa: độc lập dân tộc; chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đổi mới; mối quan hệ.1. MỞ ĐẦU Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu Hội đồng nhân dân cáccấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (23/5/2021), trong bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễnvề chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đồng chíNguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam nhấn mạnh: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơbản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tưtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Nguyễn, 2022, 22). Nhận định của Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đồng thời cũng là sự phản ánh trọn vẹn khát vọng chính đángcủa toàn dân tộc Việt Nam trong suốt tiến trình cách mạng nước ta và nhờ đó đãtạo nên những kỳ tích phát triển mới trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hộiViệt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 490KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘCVÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng,mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nhân dân Việt Nam đã kiên cườngđứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh theokhuynh hướng phong kiến và tư tưởng dân chủ tư sản đều thất bại. Điều đó chứngtỏ rằng, vẫn là nhân dân giàu lòng yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm,sẵn sàng ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước; còn các bậc sĩ phu, các nhàlãnh đạo các phong trào chống thực dân Pháp đều có trí dũng, không thiếu quyếttâm, nhưng tất cả đều không giải quyết được vấn đề độc lập dân tộc. Trước bối cảnh khủng hoảng về đường lối cứu nước, với khát vọng giải phóngdân tộc, với mong muốn cháy bỏng đưa lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc chonhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh - khi ấy là người thanh niên Nguyễn Tất Thành -đã quyết tâm đi ra tìm đường cứu nước. Qua nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốnbiển, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận ánh sáng của học thuyết Mác - Lêninvà đã khẳng định: Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản là cuộccách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để. Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phónggiai cấp, mà còn hướng tới mục tiểu là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, hướngtới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chủ trương độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội như ánh sáng soi đường đối với cách mạng Việt Nam, giải quyếtsự khủng hoảng bế tắc về tư tưởng, đường lối và giai cấp lãnh đạo. Thực chất, cáiđích của ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh chính là hiện thực hoá mục tiêu độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng này trở thành đường lối cơ bản,xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nội dung của độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh được Người luậnchứng ở các phương diện: Một là, Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốntột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồngbào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ, 1995, 161-162). 491TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hai là, Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để. Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệtđể trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân khôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: