Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 214.53 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, tác giả phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam. Theo tác giả bài viết, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam thể hiện các nội dung cơ bản là: xóa nạn mù chữ để tiêu diệt giặc dốt; bồi dưỡng tri thức lý luận khoa học để con người hiểu và nắm bắt được các quy luật khách quan;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CON NGƯỜI VIỆT NAM LÊ THỊ HƯƠNG* Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam. Theo tác giả bài viết, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam thể hiện các nội dung cơ bản là: xóa nạn mù chữ để tiêu diệt giặc dốt; bồi dưỡng tri thức lý luận khoa học để con người hiểu và nắm bắt được các quy luật khách quan; bồi dưỡng tri thức khoa học - kỹ thuật để con người nâng cao sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội, chuyên môn nghiệp vụ; tạo điều kiện để con người tiếp thu, làm chủ khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại; phát huy vai trò của người thầy trong phát triển trí tuệ con người. Từ khóa: Trí tuệ, phát triển trí tuệ, trí tuệ con người. Trí tuệ là một phẩm chất, một năng lực đặc trưng ở con người, là yếu tố cơ bản chi phối nhận thức và hành động của con người, biểu hiện một cách rõ rệt và tập trung nhất trình độ người trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Trí tuệ góp phần quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của trí tuệ con người trong việc phát triển xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc phát triển trí tuệ của con người Việt Nam. Trong hệ thống lý luận cách mạng của Người, tư tưởng về phát triển trí tuệ con người chiếm một vị trí quan trọng, chứa đựng những giá trị khoa học vô cùng to lớn. Tư tưởng về phát triển trí tuệ con người được Hồ Chí Minh thể hiện không phải một cách tách rời độc lập mà gắn với các tư tưởng lớn về giải phóng và phát triển con người, phát triển xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cần làm rõ giá trị trong tư tưởng của Người về phát triển trí tuệ con người Việt Nam. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người có nhiều nội dung phong phú. Tuy nhiên, theo chúng tôi có thể khái quát tư tưởng của Người về phát triển trí tuệ con người Việt Nam ở những điểm như sau.(*) Thứ nhất, xóa nạn mù chữ để tiêu diệt giặc dốt. Khi bước vào xây dựng một chế độ xã hội mới, hơn 90% dân số nước ta mù chữ, không biết đọc, không biết viết; không hiểu được các tri thức khoa học giản đơn, phổ thông; không có quan hệ (*) Thạc sĩ, Trường Đại học Tây Bắc. 55 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (69) - 2013 giao tiếp với những tiến bộ bên ngoài. Hàng chục triệu người đã được cách mạng giải phóng, nhưng vẫn sống trong tình trạng thất học, dân trí thấp. Trước tình hình đó, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp để chấn hưng đất nước; trong đó có việc “phải giáo dục lại nhân dân chúng ta”(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cái nghèo, cái dốt không chỉ tàn phá nhân cách của mỗi con người, mà còn tàn phá cả một dân tộc. Người khẳng định: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”(2), “dốt thì dại, dại thì hèn”(3), “địch dốt nát giúp địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về mặt tinh thần, cũng như địch ngoại xâm tấn công ta về vũ lực. Địch ngoại xâm dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng”(4). Để thực hiện tốt nhiệm vụ chống giặc dốt, mở mang và nâng cao dân trí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thi đua dạy tốt, học tốt, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa và chuyên môn. Muốn xóa nạn mù chữ cho nhân dân, đặc biệt là nông dân, thì phong trào bình dân học vụ phải trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi; cán bộ phải đi sát quần chúng, bàn bạc với quần chúng và động viên họ; đồng thời áp dụng những hình thức và phương pháp thích hợp. Trên mặt trận tiêu diệt giặc dốt, Người đưa ra phương pháp rất thiết thực, dễ vận dụng: “những người đã biết 56 chữ dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy cố gắng mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo”(5). Tri thức của nhân loại là vô cùng phong phú, sự học là vô bờ và không có giới hạn. Do vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất cả mọi người từ trên xuống dưới đều phải cố gắng học tập, nghiên cứu, chớ dấu dốt, chớ xấu hổ, phải học hỏi lẫn nhau, học hỏi người ngoài, nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Mục tiêu của phong trào thi đua là làm sao trong “một thời gian gần đây, tất cả đồng bào Việt Nam từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc, biết viết”(6). Cùng với phong trào bình dân học vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các đạo luật về giáo dục trình độ văn hóa phổ thông. Người khẳng định rằng: “bây giờ, số đồng bào đã biết đọc, biết viết, thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao trình độ văn hóa phổ thông cho đồng bào”(7), “lúc chưa biết chữ thì học cho biết chữ, biết chữ rồi thì phải tiến thêm lên nữa”(8), “chúng ta phải học nhiều, phải cố gắng học. Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CON NGƯỜI VIỆT NAM LÊ THỊ HƯƠNG* Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam. Theo tác giả bài viết, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người Việt Nam thể hiện các nội dung cơ bản là: xóa nạn mù chữ để tiêu diệt giặc dốt; bồi dưỡng tri thức lý luận khoa học để con người hiểu và nắm bắt được các quy luật khách quan; bồi dưỡng tri thức khoa học - kỹ thuật để con người nâng cao sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội, chuyên môn nghiệp vụ; tạo điều kiện để con người tiếp thu, làm chủ khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại; phát huy vai trò của người thầy trong phát triển trí tuệ con người. Từ khóa: Trí tuệ, phát triển trí tuệ, trí tuệ con người. Trí tuệ là một phẩm chất, một năng lực đặc trưng ở con người, là yếu tố cơ bản chi phối nhận thức và hành động của con người, biểu hiện một cách rõ rệt và tập trung nhất trình độ người trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Trí tuệ góp phần quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của trí tuệ con người trong việc phát triển xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc phát triển trí tuệ của con người Việt Nam. Trong hệ thống lý luận cách mạng của Người, tư tưởng về phát triển trí tuệ con người chiếm một vị trí quan trọng, chứa đựng những giá trị khoa học vô cùng to lớn. Tư tưởng về phát triển trí tuệ con người được Hồ Chí Minh thể hiện không phải một cách tách rời độc lập mà gắn với các tư tưởng lớn về giải phóng và phát triển con người, phát triển xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cần làm rõ giá trị trong tư tưởng của Người về phát triển trí tuệ con người Việt Nam. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển trí tuệ con người có nhiều nội dung phong phú. Tuy nhiên, theo chúng tôi có thể khái quát tư tưởng của Người về phát triển trí tuệ con người Việt Nam ở những điểm như sau.(*) Thứ nhất, xóa nạn mù chữ để tiêu diệt giặc dốt. Khi bước vào xây dựng một chế độ xã hội mới, hơn 90% dân số nước ta mù chữ, không biết đọc, không biết viết; không hiểu được các tri thức khoa học giản đơn, phổ thông; không có quan hệ (*) Thạc sĩ, Trường Đại học Tây Bắc. 55 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (69) - 2013 giao tiếp với những tiến bộ bên ngoài. Hàng chục triệu người đã được cách mạng giải phóng, nhưng vẫn sống trong tình trạng thất học, dân trí thấp. Trước tình hình đó, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp để chấn hưng đất nước; trong đó có việc “phải giáo dục lại nhân dân chúng ta”(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cái nghèo, cái dốt không chỉ tàn phá nhân cách của mỗi con người, mà còn tàn phá cả một dân tộc. Người khẳng định: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”(2), “dốt thì dại, dại thì hèn”(3), “địch dốt nát giúp địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về mặt tinh thần, cũng như địch ngoại xâm tấn công ta về vũ lực. Địch ngoại xâm dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng”(4). Để thực hiện tốt nhiệm vụ chống giặc dốt, mở mang và nâng cao dân trí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thi đua dạy tốt, học tốt, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa và chuyên môn. Muốn xóa nạn mù chữ cho nhân dân, đặc biệt là nông dân, thì phong trào bình dân học vụ phải trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi; cán bộ phải đi sát quần chúng, bàn bạc với quần chúng và động viên họ; đồng thời áp dụng những hình thức và phương pháp thích hợp. Trên mặt trận tiêu diệt giặc dốt, Người đưa ra phương pháp rất thiết thực, dễ vận dụng: “những người đã biết 56 chữ dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy cố gắng mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo”(5). Tri thức của nhân loại là vô cùng phong phú, sự học là vô bờ và không có giới hạn. Do vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất cả mọi người từ trên xuống dưới đều phải cố gắng học tập, nghiên cứu, chớ dấu dốt, chớ xấu hổ, phải học hỏi lẫn nhau, học hỏi người ngoài, nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Mục tiêu của phong trào thi đua là làm sao trong “một thời gian gần đây, tất cả đồng bào Việt Nam từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc, biết viết”(6). Cùng với phong trào bình dân học vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các đạo luật về giáo dục trình độ văn hóa phổ thông. Người khẳng định rằng: “bây giờ, số đồng bào đã biết đọc, biết viết, thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao trình độ văn hóa phổ thông cho đồng bào”(7), “lúc chưa biết chữ thì học cho biết chữ, biết chữ rồi thì phải tiến thêm lên nữa”(8), “chúng ta phải học nhiều, phải cố gắng học. Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng Hồ Chí Minh Phát triển trí tuệ con người Việt Nam Phát triển trí tuệ Con người Việt Nam Trí tuệ con ngườiGợi ý tài liệu liên quan:
-
40 trang 450 0 0
-
Giáo trình Chính trị (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
84 trang 303 1 0 -
20 trang 291 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 271 7 0 -
34 trang 254 0 0
-
128 trang 254 0 0
-
64 trang 249 0 0
-
101 trang 206 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2 (năm 2010)
129 trang 204 0 0 -
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
37 trang 200 0 0