Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm đạo đức của nhà giáo

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.54 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm đạo đức của nhà giáo trình bày: Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò của các nhà giáo đối với xã hội. Theo Hồ Chí Minh, đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định tới sự nghiệp giáo dục bởi họ là những người có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm đạo đức của nhà giáoTư tưởng Hồ Chí Minhvề trách nhiệm đạo đức của nhà giáoLê Thị Ngọc Hoa11Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.Email: hoaltn@due.edu.vnNhận ngày 10 tháng 7 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 10 năm 2017.Tóm tắt: Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò của các nhà giáo đối với xã hội. Theo Hồ ChíMinh, đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định tới sự nghiệp giáo dục bởi họ là những người cótrách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phùhợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Vì vậy, đội ngũ nhà giáo cần không ngừng trau dồi về tàinăng và phẩm chất đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà giáo có nội dung sâu sắc vàcần tiếp tục được làm sáng tỏ hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.Từ khoá: Đạo đức nhà giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục.Phân loại ngành: Triết họcAbstract: The late President Ho Chi Minh always attached important to the role of teachers insociety. According to him, teachers play a decisive role in education because they bear theresponsibility of training and nurturing young people with noble qualities and creativity which arein conformity with the social development and progress. Therefore, teachers should incessantlysharpen their talent and improve their ethics. Ho Chi Minhs thought of teachers’ ethics has aprofound content and needs to be further clearly apprehended, especially in the present context.Keywords: Teachers’ ethics, Ho Chi Minh’s thought, education.Subject classification: Philosophy1. Mở đầuTrong quá trình hoạt động cách mạng, HồChí Minh đặc biệt quan tâm tới công tácgiáo dục. Tư tưởng của Người về giáo dụcđược xây dựng trên những cơ sở của chủ78nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa văn hóa giáodục của dân tộc và nhân loại. Đã có nhiềucông trình nghiên cứu tư tưởng của Hồ ChíMinh về đạo đức nói chung và đạo đức củanhà giáo nói riêng. Bài viết này góp phầnhệ thống hoá tư tưởng của Hồ Chí Minh vềtrách nhiệm đạo đức của nhà giáo.Lê Thị Ngọc Hoa2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tráchnhiệm của nhà giáo đối với Tổ quốc vànhân dânTheo Hồ Chí Minh, phẩm chất quan trọngđầu tiên của nhà giáo là trách nhiệm đốivới Tổ quốc và nhân dân. Trong buổi nóichuyện với thầy giáo, cô giáo lớp nghiêncứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhândân, Người căn dặn: “Chân lý là cái gì cólợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì tráivới lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tứclà không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổquốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùngchân lý” [10, t.3, tr.303]. Người cho rằng,có dân là có tất cả, mục đích của Đảng làphụng sự nhân dân, làm đầy tớ cho nhândân trước khi làm thầy của nhân dân. Cụthể Người viết: “Trước hết phải ra sức tẩysạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thựcdân còn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối vớixã hội, xa rời đời sống lao động và đấutranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp,dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tưtưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc,phục vụ nhân dân. Nhà trường phải gắnliền với thực tế của nước nhà, với đời sốngcủa nhân dân. Thầy giáo và học trò, tuỳhoàn cảnh và khả năng, cần tham gianhững công tác xã hội, ích nước lợi dân”[8, t.8, tr.80-81]. Nhiệm vụ của các giáoviên là rất quan trọng và thầm lặng, chỉthực sự có tinh thần phục vụ Tổ quốc gắnliền với phục vụ nhân dân thì nhà giáo mớihết lòng với trách nhiệm cao cả này. Vềđiều này, Người viết: “Không có cán bộkhông làm được. Không có giáo dục,không có cán bộ thì cũng không nói gì đếnkinh tế văn hoá. Trong việc đào tạo cán bộ,giáo dục là bước đầu. Tuy không có gì độtxuất, nhưng rất vẻ vang. Không có tượngđồng bia đá, không có gì là oanh liệt,nhưng làm tròn nhiệmvụ là anh hùng, anhhùng tập thể” [8, t.8, tr.80-81].Giáo dục thế hệ trẻ là vun trồng, chămsóc, bồi dưỡng, đào tạo cho đời sau nhữngcon người, lớp người khoẻ khoắn, cả về thểchất và tinh thần để phục vụ nhân dân, phụcvụ Tổ quốc. “Trồng người” đòi hỏi sự bềnbỉ hơn, tốn nhiều công sức hơn, đồng thờicái mà người ta thu hoạch được từ côngviệc trồng người không phải là ngày một,ngày hai, mà gắn liền với sự tồn vong, pháttriển của cả một dân tộc, qua nhiều thế hệ.Chính vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng: “Vìlợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợiích trăm năm thì phải trồng người. Chúng taphải đào tạo ra những công dân tốt và cánbộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng,Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệtương lai cho các cô, các chú. Đó là mộttrách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang.Mong mọi người phải cố gắng làm trònnhiệm vụ [8, t.9, tr.222], “Giáo dục phảiphục vụ đường lối chính trị của Đảng vàChính phủ, gắn liền với sản xuất và đờisống của nhân dân” [8, t.10, tr.190].Nhà giáo là người truyền cảm hứng chothế hệ trẻ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, hếtlòng phụng sự nhân dân để học sinh noitheo. Quan điểm này được Hồ Chí Minh đềcập trong bài nói tại Hội nghị Tổng kếtPhong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” củangành giáo dụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: