Danh mục

Tư tưởng Phương Đông - Đạo của Vật lý: Phần 2

Số trang: 149      Loại file: pdf      Dung lượng: 791.99 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của Tài liệu “Đạo của Vật lý” trình bày đến bạn đọc sự tương đồng nổi bật của Vật lý với các triết lý phương Đông. Nội dung của phần này gồm có: tính nhất thể của vạn sự, vượt trên thế giới nhị nguyên, không gian - thời gian, vũ trụ động, không và sắc, …và một số nội dung liên qua khác. Đây là Tài liệu dành cho những ai quan tâm đến các vấn đề cơ bản của Vật lý, Triết học và Đạo học. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Phương Đông - Đạo của Vật lý: Phần 2và giúp hoa nở. Họ chủ trương tọa thiền và làm công việc hàng ngày, xemnhư hai dạng của thiền định.Cả tông Tào Động và Lâm Tế đều coi trọng phép tọa thiền, được áp dụngnhiều giờ mỗi ngày trong các thiền viện. Ngồi và thở theo đúng cách là điềuđầu tiên mà thiền sinh phải học trong phép thiền định quán này. Trong LâmTế tông thì tọa thiền nhằm chuẩn bị một tâm thức trực giác cho công án, cònTào Động tông xem đó là phương tiện đưa đến sự chín muồi nội tâm và sựphát triển hướng đến kinh nghiệm Satori. Hơn thế nữa, tọa thiền được xemlà chứng thực của Phật tính, trong đó thân và tâm đã biến thành một thể hòanhất, không còn gì phải thay đổi nữa. Như một câu thơ Thiền đã nói:Khi ta ngồi yên tĩnh lặng,Mùa xuân tới và lá cỏ reo vui.Vì Thiền cho rằng sự giác ngộ thể hiện trong công việc hàng ngày, nên nó cóảnh hưởng to lớn trong mọi khía cạnh của đời sống truyền thống Nhật Bản.Điều này không những chỉ bao gồm nghệ thuật hội họa, viết chữ, kiến trúc,vườn tược v.v… và các nghệ thuật thủ công khác, mà còn những động tácphép tắc như pha trà, cắm hoa, bắn cung, đấu kiếm và nhu đạo. Mỗi hoạtđộng đó đều được gọi là đạo, hướng đến giác ngộ. Tất cả đều sử dụng nhữngđặc thù của kinh nghiệm Thiền Tông, nhằm huấn luyện tâm thức để dẫn đếnthực tại cuối cùng.Tôi đã nói đến cử động chậm rãi và phép tắc của trà đạo Nhật Bản, sự cửđộng hồn nhiên của bàn tay trong ngành hội họa và viết chữ và tinh thần củavõ sĩ đạo. Tất cả những nghệ thuật này đều biểu hiện sự hồn nhiên, chất phácvà sự tỉnh giác tột độ của tâm, chúng là đặc điểm của đời sống Thiền. Tất cảmọi thứ đó đều đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện, thế nhưng trình độ bậc thầy chỉđược đạt đến khi kỹ thuật đó được vượt qua và nghệ thuật chở thành phinghệ thuật, nó xuất phát tự vô thức. ---o0o--- Phần III. Các Tương Đồng Chương 10 : Tính Nhất Thể Của Vạn SựMột nhà Ấn Độ giáo hay Lão giáo có thể nhấn mạnh những khía cạnh khácnhau về sự chứng thực; có thể một Phật tử Nhật Bản biểu hiện kinh nghiệmcủa mình khác hẳn với Phật tử ấn Độ, thế nhưng những yếu tố cơ bản củathế giới quan trong mọi truyền thống này là giống nhau. Những yếu tố nàydường như cũng là cơ sở của thế giới quan xuất phát từ vật lý hiện đại.Đặc điểm quan trọng nhất của thế giới quan phương Đông là - ta có thể nóicốt tuỷ của nó - ý thức về tính nhất thể và mối tương quan của mọi sự vật vàmọi biến cố, nhận thức rằng mọi hiện tượng trong thế giới đều là biểu hiệncủa một thực thể cơ bản duy nhất. Tất cả mọi sự vật đều được xem như cóliên quan với nhau và là thành phần bất khả phân của một cái toàn thể trongvũ trụ, là những hiện thân khác nhau của một thực tại cuối cùng. Các truyềnthống phương Đông đều căn cứ trên thực tại cuối cùng này, một thực tạikhông thể phân chia, nó xuất hiện trong mọi thứ, và tất cả mọi vật đều làthành phần của nó. Trong ấn Độ giáo, thực tại đó được gọi là Brahman,trong Phật giáo là Pháp thân, trong Lão giáo là Đạo. Vì nó đứng ngoài mọikhái niệm và phân loại nên Phật giáo gọi nó là Chân Như hay Cái là như thế:Tâm chân như là tâm tánh bất sinh bất diệt. Thể và tướng của nó to lớn baotrùm tất cả các pháp.Trong đời sống hàng ngày ta không thấy tính nhất thể của sự vật mà chia thếgiới ra thành vật thể và biến cố riêng lẻ. Sự chia chẻ này hiển nhiên là có íchvà cần thiết để có thể giải quyết công việc hàng ngày, nhưng nó không đúngvới tính chất cơ bản của thực tại. Đó là một quá trình trừu tượng hóa của đầuóc phân biệt và xếp loại của ta, một ảo giác. Ấn Độ giáo và Phật giáo chorằng ảo giác này là do vô minh mà ra, thứ vô minh làm óc ta bị huyễn thuậtchi phối. Do đó, mục đích đầu tiên của truyền thống đạo học phương Đônglà sửa lại đầu óc cho đúng, bằng cách thiền quán và tĩnh lặng. Từ Sanskritcủa thiền quán là Samadhi, có nghĩa sự thăng bằng tâm linh. Nó nói đếntrạng thái, trong đó con người chứng thực được sự nhất thể với vũ trụ:Khi thể nhập được tâm thanh tịnh thì Bồ Tát đạt tri kiến viên mãn và chứngđược nhất thể của Pháp giới.Tính nhất thể căn bản này cũng là một trong những phát hiện quan trọngnhất của nền vật lý hiện đại. Nó hiện rõ trong lĩnh vực nguyên tử và biểuhiện càng rõ hơn nữa khi ta nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực vật chất, đixuống tầng lớp của hạt hạ nguyên tử. Tính nhất thể của mọi sự và của mọibiến cố luôn luôn xuất hiện khi ta so sánh vật lý hiện đại và đạo học phươngđông. Khi nghiên cứu những mô hình của vật lý hạ nguyên tử, ta thấy chúngluôn luôn phát biểu bằng nhiều cách khác nhau, dẫn đến một kiến giải duynhất: đó là các thành phần vật chất và những hiện tượng tham gia, tất cả đềunằm trong một mối liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau; chúng không thểđược xem là đơn vị độc lập, mà là thành phần bất khả phân của một cái toànthể.Trong chương này tôi sẽ dựa trên phân tích và quan sát thuyết lượng tử đểtrình bày mối tương quan trong thiên nhiên.Trước hế ...

Tài liệu được xem nhiều: