Danh mục

Tư tưởng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân của Hồ Chí Minh

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 110.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là một tài sản quý giá trong di sản cách mạng của Người. Nó chứa đựng những giá trị to lớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam nói chung
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân của Hồ Chí Minh TưtưởngquyềnlựcnhànướcthuộcvềnhândâncủaHồChíMinh TrầnNgọcLiêu (Cậpnhật:18/1/2007) Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là một tài sản quý giá trong di sản cách mạng của Người.Nó chứa đựng những giá trị to lớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng ViệtNam nói chung, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng.Hồ Chí Minh là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đã lĩnh hội những nội dung cốt lõi trong họcthuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó, có vấn đề nhà nước và quyền lực nhànước; mặt khác, là người am hiểu sâu sắc văn hóa chính trị phương Đông và Việt Nam, với mộttrí tuệ phi thường, Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo những tinh hoa tưtưởng của nhân loại trên cơ sở những yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam và từ đó xâydựng nên những tư tưởng của riêng mình với những nét độc đáo hiếm thấy.Tìm hiểu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước cần xuất phát từ hạt nhân tư tưởngvề quyền lực và chủ thể quyền lực nhà nước, từ đó triển khai thành các tư tưởng về cơ chế tổchức và vận hành quyền lực nhà nước.Ngay từ những năm 20 (thế kỷ XX), Hồ Chí Minh đã phê phán một cách quyết liệt bản chất củabộ máy nhà nước thực dân. Người vạch trần bản chất xấu xa của chế độ thực dân đế quốc bêntrong cái vỏ hào nhoáng khai hóa văn minh trước công luận; và qua đó, Người chuẩn bị chomình những cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành nên tư tưởng về một nhà nước kiểu mới,thật sự dân chủ. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm Đường Kách mệnh - giáo khoa thư chínhtrị đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Người viết: Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nênlàm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ đểtrong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc(1).Quan điểm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân là cốt lõivà xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước. Tất cả những nhận thức đó tiếp tụcđược phát triển không ngừng trong tư tưởng của Người gắn liền với những chặng đường tiếptheo của cách mạng Việt Nam.Người thường dùng khái niệm ủy thác để nói đến việc nhân dân trao một phần quyền lực củamình cho nhà nước. Quyền lực của nhà nước từ Trung ương đến địa phương, từ Chủ tịch nướcđến cán bộ xã đều do nhân dân ủy thác cho. Khi hết một nhiệm kỳ, Chính phủ sẽ phải trao lạiquyền cho nhân dân và nhân dân sẽ trao quyền ấy cho một Chính phủ ở nhiệm kỳ mới do dântuyển cử. Các khái niệm ủy thác, giao quyền là những khái niệm chính trị học và ở Hồ ChíMinh, các khái niệm ấy gắn chặt với nhân dân, là sự khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân.Người còn thường xuyên gắn cụm từ nhân dân với các khái niệm Nhà nước, Chính phủ, Quốchội, v.v.. Ví dụ, trong giai đoạn 1945 - 1946, các cụm từ Nhà nước nhân dân, Chính phủ nhândân có tần số xuất hiện rất cao trong các bài viết, bài nói của Người. Những cụm từ này đượcNgười sử dụng với đối tượng là các cán bộ nhà nước các cấp và đặc biệt là với nhân dân. Sựkhẳng định đó nhắc nhở các cán bộ nhà nước phải luôn ghi nhớ quyền hạn và trách nhiệm củamình cũng như giáo dục cho nhân dân về một địa vị hoàn toàn mới của họ.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, tư tưởng về dân chủ - với ý nghĩa là bản chất củaquyền lực nhà nước và phương thức tổ chức, triển khai quyền lực nhà nước là một nét đặc sắc.Theo Người, dân chủ hiểu một cách chung nhất là quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Ởnước ta, chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ; và, Nhân dân là ông chủ nắmchính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dânchủ(2).Địa vị làm chủ của người dân, tức là quan hệ của người dân với quyền lực nhà nước, được HồChí Minh làm rõ trong quan hệ với đội ngũ cán bộ nhà nước - những người trực tiếp thi hànhquyền lực nhà nước. Người viết: Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ.Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều là phân cônglàm đày tớ cho dân. Người căn dặn cán bộ nhà nước: Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước,mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Khi nói tới tư cách công bộc của cán bộ nhànước đối với nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định, mục đích hoạt động của họ là vì lợi ích chung.Người nói: Những người trúng cử (vào bộ máy nhà nước), sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lậpcủa Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vìlợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng. Người khẳng định: Làm việc nước bây giờ làhy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thìnhất định không nên bầu. Nếu dân là chủ thì nhà nước, cán bộ nhà nước là công bộc của dân.Đây là một sáng tạo đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: