Danh mục

Tư tưởng thực dụng của người Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.87 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng thực dụng của người Việt Nam là một bộ phận thuộc ý thức xã hội, đề cao lợi ích thiết thực để đáp ứng nhu cầu của con người. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, tư tưởng thực dụng được biểu hiện khác nhau, song nhìn chung đều phản ánh nhu cầu cuộc sống của con người. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường, hiện nay tư tưởng thực dụng của người Việt Nam cũng thể hiện cả mặt tích cực và hạn chế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng thực dụng của người Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 121-126 TƯ TƯỞNG THỰC DỤNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Bùi Thị Tỉnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: tinhtu-02@yahoo.com Tóm tắt. Tư tưởng thực dụng của người Việt Nam là một bộ phận thuộc ý thức xã hội, đề cao lợi ích thiết thực để đáp ứng nhu cầu của con người. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, tư tưởng thực dụng được biểu hiện khác nhau, song nhìn chung đều phản ánh nhu cầu cuộc sống của con người. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường, hiện nay tư tưởng thực dụng của người Việt Nam cũng thể hiện cả mặt tích cực và hạn chế. Tìm ra giá trị để phát huy và hạn chế mặt tiêu cực trong tư tưởng thực dụng của người Việt là góp phần phát triển tư duy lý luận, đồng thời gián tiếp góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Từ khóa: Tư tưởng thực dụng, người Việt Nam, ý thức xã hội, chủ nghĩa thực dụng, tư duy lý luận.1. Mở đầu Theo Từ điển từ và ngữ của Nguyễn Lân, khái niệm thực dụng được hiểu như sau:“Thực” có nghĩa là “đúng đắn” [3;1786] là “thật”, đúng với cái có thật, sự thật, phù hợpvới cái vốn có, cái bản chất, cái chính nó, đối lập với cái ảo, cái giả; “Dụng” có nghĩa là“dùng”, “chỉ dùng vào mục đích sinh lợi cụ thể, tức thì” [3;1786], đem cái gì đó để làmviệc, hoạt động nhằm đạt được mục đích, có tính hiệu quả và mang lại giá trị lợi ích vậtchất hoặc tinh thần. Với tinh thần ấy, triết lí thực dụng của chúng ta rất gần gũi, có điểmtương đồng với lý thuyết thực dụng do người Mĩ sáng lập vào cuối thế kỷ XIX. Chủ nghĩathực dụng Mĩ cũng đặt mục tiêu hàng đầu là tính hữu dụng, hiệu quả, là cái có lợi chocuộc sống của con người. Chủ nghĩa thực dụng được người Mĩ dùng như là lý thuyết chỉđạo hành động cho con người trong cuộc sống. Còn ở nước ta, do yêu cầu của cuộc sống,tư tưởng thực dụng được hình thành sớm, tự phát và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu tức thì,trước mắt của con người. Ở những giai đoạn khác nhau, do sự biến đổi của tồn tại xã hộivà chịu ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng bên ngoài, tư tưởng thực dụng cũng có nhữngbiến chuyển nhất định, song chưa mang tầm lý luận như chủ nghĩa thực dụng Mĩ. 121 Bùi Thị Tỉnh2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tư tưởng thực dụng của người Việt Nam trong lịch sử (trước năm 1954) Là một nước có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, phải trải qua nhiều cuộc chiến tranhkéo dài, nên tâm lý thực dụng, đề cao tính thiết thực, hiệu quả, cần cái có thực, hữu dụngđã xuất hiện rất sớm trong lối sống của người Việt Nam. Do cuộc sống khó khăn, họ luônquan tâm, lựa chọn và chú ý đến: cái được, cái mất, cái lợi, cái hại, cái thiệt, cái hơn. Thựctế cho thấy, để đảm bảo duy trì cuộc sống lâu dài, người Việt luôn suy nghĩ và hành độngtheo tính thực tiễn, gắn với sự sinh tồn, những tương quan mà nhu cầu cuộc sống đangcần. Tinh thần thực tế, thực dụng đó được thể hiện đậm nét qua ca dao, tục ngữ, thànhngữ. Những quan niệm đề cao vật chất, cái có lợi để đảm bảo cuộc sống như: “Có thựcmới vực được đạo”, “Khôn ngoan hạt gạo, mạnh bạo đồng tiền”, rồi “Mạnh vì gạo, bạovì tiền” hay “Có tiền mua tiên cũng được”... là những câu nói cửa miệng của người Việt.Phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, thiếu thốn bộn bề thì việc con người chú trọng đếnnhững lợi ích thiết thân, cơm áo gạo tiền là điều rất chính đáng. Trong điển truyện ViệtNam, hình ảnh “Thằng Bờm” từ chối ao sâu cá mè, bè gỗ lim... để lấy nắm xôi là điều hếtsức gần gũi, dễ hiểu. Mặt khác, để duy trì cuộc sống, con người luôn phải lo “Tích cốcphòng cơ, Tích y phòng hàn”, có ý thức chắt chiu, tiết kiệm, “ăn nhặt để dành”... Khi suytính làm ăn thì thường phải tính toán rất thực tế, thiết thực cho cuộc sống với tinh thần“Ăn cây nào, rào cây ấy”, “có sao ăn vậy”, “ăn sao nói đó” hay “có sao mặc đó”, tức làphải chấp nhận cuộc sống với những gì như nó vốn có. Thậm chí, trong quan hệ, để đápứng nhu cầu tương quan, thiết thực đôi bên, họ cũng sẵn sàng bày tỏ tính thực tế, sòngphẳng: “tiền trao cháo múc” hay “hòn đất ném đi, hòn chì trả lại”. Ngay cả trong lĩnh vựctình cảm, họ cũng bày tỏ tính thiết thực giữa đôi bên, tính triệt để hiệu quả: “Yêu nhau yêucả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng”. Khi yêu ai thì họ đưa lên tận mây xanh,nhưng nếu ghét ai thì “không ưa, dưa cũng hóa dòi”, rồi “bới lông, tìm vết”... Những tinhthần đó thể hiện tính thực tiễn, gắn với hiện thực, thế sinh tồn và đặt trong tương quan vớinhu cầu sống của con người. Tâm lý thực tế đó đã trở thành truyền thống, ăn sâu vào nếpnghĩ của người Việt Nam và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói một cáchkhách quan, tâm lý thực tế, gắn với thực tiễn, h ...

Tài liệu được xem nhiều: