Danh mục

Tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay từ một góc nhìn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.37 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay rất phong phú và phức tạp. Tuy nhiên, tùy theo từng góc nhìn khác nhau mà người ta có thể khái quát nên những đặc điểm khác nhau của nó. Theo tác giả bài viết này, thì những nét lớn của tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay là ở chỗ xuất hiện sự hoài nghi với chính khoa học: Khoa học hiện có còn khoa học không?...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay từ một góc nhìnTƯ TƯỞNG VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY HIỆN NAY TỪ MỘT GÓC NHÌN Trần Hương Thư Tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay rất phong phú và phức tạp.Tuy nhiên, tùy theo từng góc nhìn khác nhau mà người ta có thể kháiquát nên những đặc điểm khác nhau của nó. Theo tác giả bài viết này, thìnhững nét lớn của tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay là ở chỗ xuấthiện sự hoài nghi với chính khoa học: Khoa học hiện có còn khoa họckhông?, sự gặp gỡ giữa khoa học thực nghiệm và khoa học nhân văn; sựgắn bó chặt chẽ giữa khoa học và đạo đức (như vấn đề nhân bản vô tính),xu hướng tôn giáo cá nhân, tâm linh... Kỳ vọng, từ nhiều góc nhìn, bạn đọc có thể thấy và trao đổi về nhữngđặc điểm khác của văn hóa phương Tây hiện nay. Điểm nổi bật trước tiên là một Khuynh hướng muốn xóa bỏ ranh giớigiữa những cái được gọi là khoa học chính xác như: vật lý, hóa học, sinh học,toán học… với những cái được gọi là khoa học nhân văn như sử học, ngônngữ học, tâm lý học… Trong khuynh hướng này có thể kể đến nhà toán họcPháp René Thom, nhà hóa vật lý Bỉ Ilya Prigogine, hoặc nhà khoa học cha đẻcủa trí thông minh nhân tạo người Mỹ Marvin Minsky… Dĩ nhiên ở các thếkỷ trước, ta vẫn thấy có những nhà khoa học vừa là triết gia như Thalès,Descartes, Leibniz…, nhưng đó là một Descartes triết gia và một Descartestoán học gia với hai phạm trù nghiên cứu riêng biệt nhau. Trong khi đó, mộtsố nhà khoa học của thế kỷ XX muốn ứng dụng các lý thuyết khoa học chínhcủa họ vào các lĩnh vực nghiên cứu nhân văn; nhà khoa học trở thành nhà tưtưởng bằng chính những nghiên cứu khoa học của mình. Hoặc trong mộtnghĩa nào đó, nó phù hợp với điều mà nhà sinh thái học người Anh JamesLovelock đã nói: Các nhà khoa học gia, các nhà vật lý, nhà hóa học chính lànhững nhà sáng tạo, giống như các nhà văn (1). Đó phải chăng là một thứtriết học của nhà kỹ thuật (Philosophie dingénieur)? Dù sao, không vì thế màtriết học đó giảm đi giá trị tư tưởng của nó. Nhà toán học đồng thời là nhà tưtưởng theo thuyết quyết định (déterminisme) René Thom đã đưa ra lý thuyếtvề tai biến (Théorie des Catastrophes) với tham vọng áp dụng những định lýtoán học để giải thích những hiện tượng tự nhiên. Thí dụ ông đã áp dụng lýthuyết này để lý giải hiện trạng của các đường biên giới, có nghĩa là xác minhmột vấn đề lịch sử bằng mô thức hình học. Hoặc trên cơ sở hệ động lực khôngổn định, một khái niệm ngược hẳn với vật lý cổ điển khi cho rằng vũ trụ làmột tập hợp những thực thể ổn định như chiếc đồng hồ đã được điều chỉnhvĩnh viễn một lần, nhà khoa học Ilya Prigogine đã đưa ra lý thuyết về nhữngcấu trúc tiêu hao (les structures dissigatives) trong nhiệt động học: từ tìnhtrạng mất thăng bằng của vật chất đi đến một trật tự với sự tiêu hao nhiềunăng lượng. Prigogine khẳng định: Khái niệm về tính không ổn định này trởthành cơ bản cho sự hiểu biết về những định luật lớn trong vật lý (2). Ông đãphát triển khái niệm đó trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xã hội học, sinhhọc, kinh tế học, khí tượng học, cả trong lĩnh vực qui hoạch đô thị nữa. Thídụ: với khái niệm hiệu ứng cánh bướm (leffet papillon), Prigogine đã đưara một minh họa gây ấn tượng: một cái đập cánh của con bướm ở Bắc Kinh cóthể gây nên một làn gió nhẹ, rồi dần dà sẽ tạo nên một cơn bão dữ dội ởCalifornia! Đó là một dẫn chứng về tính không ổn định và ngẫu nhiên trongkhí tượng học. Và điều đó giải thích tại sao trong lĩnh vực này, người ta khódự báo về tình hình khí tượng một cách chính xác trong một thời gian xa, bởivì nó lệ thuộc vào hệ động lực không ổn định. Trong kinh tế học cũng vậy:một sự giao dịch kém quan trọng ở thị trường chứng khoán Tokyo vẫn có thểdẫn đến sự sụp đổ tài chính ở New York. Vậy thì sự sụp đổ tài chính thángmười 1987 chẳng hạn, theo Prigogine cũng thuộc về hiệu ứng cánh bướm:nó không thể được dự kiến một cách xác định. Nền kinh tế nói chung, theoông cũng vận hành trên mô thức đó: từ một toàn bộ những hoạt động cá nhânrối rắm nảy sinh trật tự xã hội và tiến triển kinh tế, nhưng để đạt đến tìnhtrạng trên, nó phải trải qua nhiều sự biến động với sự tiêu hao nhiều nguồnnăng lượng. Hệ thống Prigogine dựa trên tính không ổn định phản ánh một nghịch lýlạ thường của phương Tây hiện nay, đó là sự mất niềm tin vào khả năng vôhạn của khoa học; và nói như nhà khoa học cha đẻ của trí thông minh nhântạo Marvin Minsky thì bộ óc con người không được tạo ra để hiểu biết vũ trụ,mà là để thực hiện những chức năng hoàn toàn khác.Nhưng thực tế cho thấy,chỉ trong vài thập kỷ vừa qua, khoa học đã có những bước tiến vượt bậc nhưđi hia bảy dặm, chưa từng thấy trong các thế kỷ đã qua, thể hiện trong mọilĩnh vực như sinh học, cơ học lượng tử, tin học, y học…, sao lại có thể tồn tạiquan niệm đó? Điều lạ thường nữa là ngay những nhà khoa học có tư tưởngđối nghịch hẳn với Prigogine, như René Thom chẳng hạn, cũng cho rằng khoahọc đã h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: