Từ vai người đọc đến vai giáo viên dạy học đọc hiểu văn bản – Học qua trải nghiệm
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 702.91 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo đã xác định quy trình và phân tích làm sáng tỏ qua hoạt động trang bị tri thức về chiến thuật dự đoán trong dạy học đọc hiểu cho sinh viên bằng con đường học tập trải nghiệm từ vai người đọc. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ vai người đọc đến vai giáo viên dạy học đọc hiểu văn bản – Học qua trải nghiệmHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0183Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 56-64This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỪ VAI NGƯỜI ĐỌC ĐẾN VAI GIÁO VIÊN DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – HỌC QUA TRẢI NGHIỆM – Phạm Thị Thu Hương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vào hoạt động hướng dẫn sinh viên sư phạm Ngữ văn chiếm lĩnh nội dung phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông. Trải nghiệm vai người đọc cung cấp cho sinh viên những chất liệu sống động để hình thành tri thức lí thuyết về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu văn bản, đồng thời cung cấp cơ hội để đáp ứng mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành những chuyên gia về việc học trong hoạt động này, tích hợp được kiến thức và kĩ năng của các học phần khác vào học phần phương pháp. Bài báo đã xác định quy trình và phân tích làm sáng tỏ qua hoạt động trang bị tri thức về chiến thuật dự đoán trong dạy học đọc hiểu cho sinh viên bằng con đường học tập trải nghiệm từ vai người đọc. Từ khóa: Học tập trải nghiệm, đọc hiểu văn bản, đào tạo đọc hiểu.1. Mở đầu Nghiên cứu về trải nghiệm như một lí thuyết trong học tập là mối quan tâm và đóng góp họcthuật của nhiều nhà tư tưởng, tâm lí, giáo dục trên thế giới. Có thể kể đến một số tên tuổi nổi bậtnhư William James, John Dewey, Kurt Lewin, Jean Piaget, Carl Rogers, Lev Vygosky, Carl Jung,Paulo Freire, David Knolb, Colin Beard, John P. Wilson, Michael Reynolds, Russ Vince và nhiềuhọc giả khác [1-5]... Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của kinh nghiệm như là nguồncủa quá trình học tập. Từ quan điểm của một nhà thực dụng luận, Dewey cho rằng giáo dục là “sựkiến tạo hoặc tái tổ chức kinh nghiệm để làm tăng thêm ý nghĩa cho kinh nghiệm và nâng caonăng lực điều khiển tiến trình của kinh nghiệm xảy ra sau đó” [6; 103]. Mô hình học tập trảinghiệm của Dewey gồm các chặng bắt đầu từ động lực, quan sát, tri thức, đánh giá. Kết quả củachu trình này là khởi điểm cho một chu trình kế tiếp để cuối cùng đi đến mục tiêu [dẫn theo 1; 34].Kolb lại đề xuất mô hình chu trình học tập trải nghiệm với 4 giai đoạn, bắt đầu từ trải nghiệm cụthể, đến quan sát phản hồi, đến khái niệm hóa trừu tượng và thử nghiệm tích cực. Bước thứ tưhoàn tất chu trình cũng là bước khởi đầu cho một trải nghiệm cụ thể ở chu trình kế tiếp [1; 51].Mô hình học tập trải nghiệm của Beard và Wilson là sự kết hợp khớp nối của 6 thành tố gồm môitrường học tập, các hoạt động học tập (hai thành tố này làm nên môi trường bên ngoài của việchọc tập), các giác quan (phương diện tri giác, cảm nhận trong trải nghiệm), cảm xúc trong học tập,tư duy trong học tập, học tập và sự thay đổi (ba thành tố cuối cùng làm thành phương diện môitrường bên trong của hoạt động học tập) [4; 7]. Cùng với các nghiên cứu lí thuyết, học tập trảinghiệm đã được vận dụng vào nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo cho các đối tượng, phạm vi khácnhau, trong đó có đào tạo giáo viên [7-8].Ngày nhận bài: 19/8/2018. Ngày sửa bài: 19/11/2018. Ngày nhận đăng: 12/12/2018.Tác giả liên hệ: Phạm Thị Thu Hương. Địa chỉ e-mail: ptthuong@hnue.edu.vn 56 Từ vai người đọc đến vai giáo viên dạy học đọc hiểu văn bản – học qua trải nghiệm Ở nước ta, lí thuyết học tập trải nghiệm được tập trung nghiên cứu gắn với những định hướngđổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Các công bố chủ yếu quan tâm đến những phương diệnchính sau đây: nghiên cứu trải nghiệm như một hoạt động giáo dục trong nhà trường; nghiên cứuhoạt động trải nghiệm trong môn học và nghiên cứu vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vàolĩnh vực đào tạo giáo viên [9-11],… Bài báo nghiên cứu vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệmvào quá trình đào tạo nghề cho sinh viên sư phạm Ngữ văn trong bối cảnh Việt Nam với mongmuốn sẽ tiếp tục đóng góp bổ sung vào quá trình phát triển năng lực cho người giáo viên tương lai,đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của nền giáo dục nước ta hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Trải nghiệm và học tập trải nghiệm Trải nghiệm được xem là quá trình con người có được nhận thức hay kĩ năng qua việc trựctiếp dấn thân hành động (làm), qua quan sát hoặc cảm nhận các sự vật, hiện tượng, con người,…trong thế giới bằng tất cả các giác quan vật chất, tư duy và những xúc cảm, tác động cụ thể màquá trình đó gây ra ở chủ thể trong những điều kiện không gian thời gian nhất định. Trong “Dânchủ và giáo dục”, John Dewey khi bàn đến “Kinh nghiệm và tư duy” đã khẳng định kinh nghiệm(hay trải nghiệm – experience), về mặt bản ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ vai người đọc đến vai giáo viên dạy học đọc hiểu văn bản – Học qua trải nghiệmHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0183Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 56-64This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỪ VAI NGƯỜI ĐỌC ĐẾN VAI GIÁO VIÊN DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – HỌC QUA TRẢI NGHIỆM – Phạm Thị Thu Hương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vào hoạt động hướng dẫn sinh viên sư phạm Ngữ văn chiếm lĩnh nội dung phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông. Trải nghiệm vai người đọc cung cấp cho sinh viên những chất liệu sống động để hình thành tri thức lí thuyết về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu văn bản, đồng thời cung cấp cơ hội để đáp ứng mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành những chuyên gia về việc học trong hoạt động này, tích hợp được kiến thức và kĩ năng của các học phần khác vào học phần phương pháp. Bài báo đã xác định quy trình và phân tích làm sáng tỏ qua hoạt động trang bị tri thức về chiến thuật dự đoán trong dạy học đọc hiểu cho sinh viên bằng con đường học tập trải nghiệm từ vai người đọc. Từ khóa: Học tập trải nghiệm, đọc hiểu văn bản, đào tạo đọc hiểu.1. Mở đầu Nghiên cứu về trải nghiệm như một lí thuyết trong học tập là mối quan tâm và đóng góp họcthuật của nhiều nhà tư tưởng, tâm lí, giáo dục trên thế giới. Có thể kể đến một số tên tuổi nổi bậtnhư William James, John Dewey, Kurt Lewin, Jean Piaget, Carl Rogers, Lev Vygosky, Carl Jung,Paulo Freire, David Knolb, Colin Beard, John P. Wilson, Michael Reynolds, Russ Vince và nhiềuhọc giả khác [1-5]... Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của kinh nghiệm như là nguồncủa quá trình học tập. Từ quan điểm của một nhà thực dụng luận, Dewey cho rằng giáo dục là “sựkiến tạo hoặc tái tổ chức kinh nghiệm để làm tăng thêm ý nghĩa cho kinh nghiệm và nâng caonăng lực điều khiển tiến trình của kinh nghiệm xảy ra sau đó” [6; 103]. Mô hình học tập trảinghiệm của Dewey gồm các chặng bắt đầu từ động lực, quan sát, tri thức, đánh giá. Kết quả củachu trình này là khởi điểm cho một chu trình kế tiếp để cuối cùng đi đến mục tiêu [dẫn theo 1; 34].Kolb lại đề xuất mô hình chu trình học tập trải nghiệm với 4 giai đoạn, bắt đầu từ trải nghiệm cụthể, đến quan sát phản hồi, đến khái niệm hóa trừu tượng và thử nghiệm tích cực. Bước thứ tưhoàn tất chu trình cũng là bước khởi đầu cho một trải nghiệm cụ thể ở chu trình kế tiếp [1; 51].Mô hình học tập trải nghiệm của Beard và Wilson là sự kết hợp khớp nối của 6 thành tố gồm môitrường học tập, các hoạt động học tập (hai thành tố này làm nên môi trường bên ngoài của việchọc tập), các giác quan (phương diện tri giác, cảm nhận trong trải nghiệm), cảm xúc trong học tập,tư duy trong học tập, học tập và sự thay đổi (ba thành tố cuối cùng làm thành phương diện môitrường bên trong của hoạt động học tập) [4; 7]. Cùng với các nghiên cứu lí thuyết, học tập trảinghiệm đã được vận dụng vào nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo cho các đối tượng, phạm vi khácnhau, trong đó có đào tạo giáo viên [7-8].Ngày nhận bài: 19/8/2018. Ngày sửa bài: 19/11/2018. Ngày nhận đăng: 12/12/2018.Tác giả liên hệ: Phạm Thị Thu Hương. Địa chỉ e-mail: ptthuong@hnue.edu.vn 56 Từ vai người đọc đến vai giáo viên dạy học đọc hiểu văn bản – học qua trải nghiệm Ở nước ta, lí thuyết học tập trải nghiệm được tập trung nghiên cứu gắn với những định hướngđổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Các công bố chủ yếu quan tâm đến những phương diệnchính sau đây: nghiên cứu trải nghiệm như một hoạt động giáo dục trong nhà trường; nghiên cứuhoạt động trải nghiệm trong môn học và nghiên cứu vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vàolĩnh vực đào tạo giáo viên [9-11],… Bài báo nghiên cứu vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệmvào quá trình đào tạo nghề cho sinh viên sư phạm Ngữ văn trong bối cảnh Việt Nam với mongmuốn sẽ tiếp tục đóng góp bổ sung vào quá trình phát triển năng lực cho người giáo viên tương lai,đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của nền giáo dục nước ta hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Trải nghiệm và học tập trải nghiệm Trải nghiệm được xem là quá trình con người có được nhận thức hay kĩ năng qua việc trựctiếp dấn thân hành động (làm), qua quan sát hoặc cảm nhận các sự vật, hiện tượng, con người,…trong thế giới bằng tất cả các giác quan vật chất, tư duy và những xúc cảm, tác động cụ thể màquá trình đó gây ra ở chủ thể trong những điều kiện không gian thời gian nhất định. Trong “Dânchủ và giáo dục”, John Dewey khi bàn đến “Kinh nghiệm và tư duy” đã khẳng định kinh nghiệm(hay trải nghiệm – experience), về mặt bản ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational sciences Học tập trải nghiệm Đọc hiểu văn bản Đào tạo đọc hiểu Dạy học đọc hiểu văn bảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
3 trang 153 0 0
-
Sử dụng văn bản đa phương thức trong dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông
3 trang 73 0 0 -
Ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở lớp 10
3 trang 73 0 0 -
13 trang 61 0 0
-
5 trang 58 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12
40 trang 51 0 0 -
16 trang 49 0 0
-
Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 10 THPT
8 trang 42 0 0 -
Lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ Hán của sinh viên và biện pháp khắc phục
8 trang 30 0 0 -
9 trang 28 0 0