Danh mục

TỤC NGỮ CA DAO MIỀN NÚI ẤN SÔNG TRÀ

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (48 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong văn chương truyền khẩu của dân tộc ta, tục ngữ ca dao chiếm một vị trí quan trọng. Ngoài những câu được phổ biến trong cả nước hoặc được truyền tụng qua nhiều địa phương, mỗi địa phương lại có những câu tục ngữ ca dao mang tính chất đặc thù của địa phương mình. Tính chất đặc thù nầy, hoặc nói lên bản sắc của
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỤC NGỮ CA DAO MIỀN NÚI ẤN SÔNG TRÀTỤC NGỮ CA DAO MIỀN NÚI ẤN SÔNG TRÀ Trong văn chương truyền khẩu của dân tộc ta, tục ngữ ca dao chiếm một vị tríquan trọng. Ngoài những câu được phổ biến trong cả nước hoặc được truyền tụng quanhiều địa phương, mỗi địa phương lại có những câu tục ngữ ca dao mang tính chấtđặc thù của địa phương mình. Tính chất đặc thù nầy, hoặc nói lên bản sắc của ngườidân địa phương thuộc mỗi vùng, hoặc phản ảnh một số địa danh, đặc sản, nghềnghiệp, tập quán hoặc ngôn ngữ của từng địa phương. Tại miền núi An sông Trà cũng đã sản sinh nhiều câu tục ngữ ca dao mangtính chất riêng biệt của mình, hoặc dù không phản ảnh một cách trung thực cá tính địaphương nhưng trên thực tế lại chỉ được truyền tụng trong địa phương Quảng Ngãi, vàở một vài địa phương lân cận như Quảng Nam ở phía Bắc và Bình Định ở phía nammà thôi. Có lẽ không một người dân Quảng Ngãi nào lại không biết đến câu tục ngữ: Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co . . . Đã có nhiều cách giải thích câu tục ngữ nầy, đặc biệt là câu thứ hai nói riêngvề người dân Quảng Ngãi. Có nhiều người cho rằng”co” ở đây là co cụm, co lại, làkhông muốn “chuyện bé xé ra to”, là chỉ muốn “dĩ hòa vi quý”. Lại có người chorằng”co” ở đây là co cượng, là đôi co, là chỉ muốn phần hơn về mình, không cần phânbiệt phải trái. Cả 2 cách giải thích nầy đều không nêu đúng bản chất của người dânQuảng Ngãi. Bởi lẽ cả 2 cách giải thích đã chỉ nhằm vào mặt giá trị tiêu cực của từ“co” mà không đánh giá đúng mặt giá trị tích cực của nó. Gần nửa thiên niên kỷ sống dưới chế độ phong kiến hà khắc, mấy mươi nămsống dưới ách thực dân cai trị, người dân Quảng Ngãi đã phải vô cùng khôn ngoan, vôcùng kiên cường mới có thể tồn tai trong cái xã hội đầy rẫy bất công thời xưa. Cáichính là tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của người dân Quảng Ngãi mới nói lêngiá trị tích cực đích thực của câu “Quảng Ngãi hay co”. Thổ ngơi Quảng Ngãi, vùng đất sỏi cây cằn, thuở xưa lắm rừng, nhiều truông,núi chạy ra gần sát biển, lại thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai khốc liệt đãhun đúc cho người dân Quảng Ngãi đức tính cần cù, nhẫn nại, chịu đựng. Chính thổngơi đó đã sinh sản ra câu tục ngữ : Quảng Ngãi đãi ra sạn. Bản chất keo kiệt chăng? Bản chất hà tiện chăng? Không phải vậy đâu. Đờisống “ăn bữa sáng lo bữa tối”, đời sống “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mới có miếng ăn,đã tạo nên đức tính vun quén, tiện tặn của người dân Quảng Ngãi đúng như nhận xétcủa các sử quan triều Nguyễn đã ghi trong “Đại Nam Nhất Thống Chí”: “Quảng Ngãi đất xấu, dân nghèo, tính tình kiệm ước. . .” “Đãi ra sạn” chính là đức tính kiệm ước đáng khen của người dân Quảng Ngãivậy. Đức tính kiệm ước đó cũng đã tạo cho người dân Quảng Ngãi biết tính toánmột cách khôn ngoan trong cuộc sống hằng ngày: Bồng em đi dạo vườn cà, Trái non bỏ mắm, trái già làm dưa. Làm dưa ba bữa dưa chua, Để dành ăn cấy, khỏi mua tốn tiền. Đức tính kiệm ước đóbắt nguồn từ sự cơ cực, tay làm hàm nhai, phải tận dụngmọi khoảng thời gian để kiếm sống: Củ lang Đồng Ngổ, Đỗ phụng Đồng Dinh Chàng bòn, thiếp mót đổ chung một gùi. Trong hoàn cảnh sản xuất còn lạc hậu, họ phải biết tận dụng mọi phương tiện,mọi điều kiện để tăng gia sản xuất, kể cả việc dùng phân người , còn gọi là phân bắc,để làm phân bón. Dân Cà Đó thuộc xã Đức Lương, quận Mộ Đức làm nghề lượmphân người đem về bón cho cây thuốc lá. Thuốc lá Cà Đó ngon nổi tiếng, bán ra khắptỉnh, ở phía nam còn bán tới Bình Định. Đối với dân Cà Đó, lượm phân người để bóncho cây thuốc lá là một kinh nghiệm truyền thống và ai muốn nhập cư về đây – làmdâu hoặc làm rể xứ nầy – phải chịu theo nghề của cư dân ở đây: Ai về Cà Đó, Chịu khó xách ki. Tay cầm đôi đũa, chân đi lòm khòm. Mỗi địa phương có một số đặc sản tiêu biểu. Những đặc sản nầy thường đượcghi lại qua những câu tục ngữ hay ca dao được lưu truyền trong từng địa phương.Chẳng hạn ở Quảng Nam có câu: Nem chả Hòa Vang, Bánh tổ Hội An, Khoai lang Trà Kiệu, Thơm rượu Tam Kỳ. Ơ Khánh Hòa có câu: Yến sào Hòn Nội, Vịt lội Ninh Hòa, Tôm hùm Bình Kha, Nai khô Diên Khánh. Thì ở Quảng Ngãi cũng có câu: Chim mía Xuân Phổ, Cá bống sông Trà, Kẹo gương Thu Xà, Mạch nha Thi Phổ. Cá bống là một loại thủy sản thường xuất hiện nhiều ở hai con sông Trà Khúcvà sông Vệ, ngon nhất là cá bống ở vùng con nước bến Tam Thương (Thị xã QuảngNgãi). Cá bống kho tiêu l ...

Tài liệu được xem nhiều: