Có thật không? Vâng, quả đúng như vậy! ở các thế kỷ 17, 18, người Việt có tạc tượng chuột mà chính xác hơn là chạm lộng và chạm nổi hình chuột trên vì kèo của nhiều ngôi đình - đền (chỉ trừ có chùa). Và những chú chuột ấy bao giờ cũng thể hiện sự vui vẻ, tinh nghịch. Hình tượng chuột không nổi bật nhưng cũng không phải là hiếm trên các bức chạm gỗ cổ ở các đình - đền. Chúng tôi xin đơn cử vài ví dụ ở Đình Bảng (Bắc Ninh) và đền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TƯỢNG CHUỘT TRÊN VÌ KÈO
TƯỢNG CHUỘT TRÊN VÌ KÈO
1. Có thật không?
Vâng, quả đúng như vậy! ở các thế kỷ 17, 18, người Việt có tạc tượng
chuột mà chính xác hơn là chạm lộng và chạm nổi hình chuột trên vì
kèo của nhiều ngôi đình - đền (chỉ trừ có chùa). Và những chú chuột ấy
bao giờ cũng thể hiện sự vui vẻ, tinh nghịch. Hình tượng chuột không
nổi bật nhưng cũng không phải là hiếm trên các bức chạm gỗ cổ ở các
đình - đền. Chúng tôi xin đơn cử vài ví dụ ở Đình Bảng (Bắc Ninh) và
đền thờ vua Lê Đại Hành (Hoa Lư, Ninh Bình).
2. Rồng, chuột và tín ngưỡng phồn thực
Cả hai đều hiện diện trong 12 con giáp. Rồng quá nổi tiếng vì quyền uy
thần thánh hóa. Chuột thì kém thế hơn rất nhiều nhưng thật kỳ lạ lại
đứng đầu 12 con giáp. Rồng oai phong, tối đa có 9 con (truyền thuyết
Cửu long tử). Chuột gian xảo và mắn đẻ vô giới hạn.
Rồng được tạc trên vì kèo của tất cả các đình làng Việt Nam mà bao
giờ cũng nổi bật vì các cụ ta xưa coi rồng là chúa tể muôn loài, tượng
trưng cho vua, có thể hô phong hoán vũ đem nước tưới cho đồng ruộng
của cư dân nông nghiệp. Thế mà bên cạnh hình tượng rồng nghiêm
trang trên các đầu dư, kẻ bẩy, cốn, lá gió còn có những chú rồng nghịch
ngợm đùa vui khôn tả cùng muôn loài như lân, rùa, phượng, nghê, cầy
cáo, sóc và nhất là chuột.
Thì ra, theo truyền thuyết cổ, tồn tại bởi những lời thì thầm đồn thổi
xưa xửa xừa xưa rằng rồng là chúa tể, có oai phong nhưng cũng biết
uốn éo điệu đà, buông lời tán tỉnh và dan díu với muôn loài. Điều này
rất hợp với tín ngưỡng phồn thực của các làng Việt cổ (và lại có nét
tương đồng với tính lẳng lơ của chúa tể các thần trong thần thoại ấn Độ
và Hy Lạp). Do đó mà ta thấy khá nhiều rồng đang vui vẻ cùng các em
chuột, sóc, lân, nghê tạc trên vì kèo đình làng. Đôi khi đó đây còn có
chuột, sóc nhí nhảnh chui ra, luồn vào, thậm chí giật kéo cả râu mà
rồng vẫn cười tươi hóa ra, đó là con ngoại hôn của rồng.
Đến đây, chắc có bạn đọc sẽ đặt câu hỏi: Phải chăng chúng tôi đang tán
hươu, tán vượn? Xin thưa rằng: Không! Chúng tôi từng được nghe các
giáo sư danh tiếng trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật học luận bàn về
đề tài nói trên trong buổi tổng duyệt luận văn về hình tượng con rồng
(của tiến sĩ Bùi Thị Thanh Mai) cuối năm 2007.
3. Quan hệ của người Việt và chuột
cách đây 3 - 4 thế kỷ
Hoàn toàn khác với ngày nay: thuở ấy nước ta làm gì có thành phố với
đầy đủ hệ thống cống rãnh, lòng lề đường, vỉa hè trồng cây xanh và cột
điện Nước Việt thời vua Lê chúa Trịnh chỉ có vài đô thị cổ, đậm chất
làng xã, tự phát, thiếu quy hoạch, lọt thỏm giữa trùng điệp ruộng lúa.
Đến tận năm 1945, 95% dân ta vẫn còn là nhà nông thì trước đó vài thế
kỷ, thành phố chắc là bé lắm, khó lòng có chỗ dung thân cho chuột
cống cũng chẳng có rác thải ô nhiễm cho chuột xơi. Thời đó chắc chỉ
phổ biến chuột đồng và chuột nhắt, ăn thóc lúa, khoai sắn là chính. Và
các cụ ta xưa cũng dùng chuột làm thực phẩm. Đến nay vẫn còn các
chợ chuột ở nhiều làng Việt cũng như thói quen săn bắt và chế biến
chuột đồng ở Đình Bảng (Bắc Ninh), Vị Thủy (Thái Bình), Cổ Dũng
(Hải Dương), Phù Dật (An Giang). Riêng làng Đình Bảng còn có tục
phải có đĩa thịt chuột ở mỗi mâm cỗ cưới. Các thơ, văn và tranh dân
gian cổ (Đám cưới chuột) của các cụ về đề tài chuột còn bộc lộ cái nhìn
dí dỏm chứ chưa hề coi chúng như kẻ thù tệ hại theo cái nhìn hiện nay
(nhất là của dân thành phố)
4. Những bức chạm trên vì kèo Đình Bảng
Xin đơn cử 2 bức. Thứ nhất là bức chạm lộng Chuột đùa với Rồng,
gồm rồng mẹ vui đùa với 2 rồng con. Các khúc rồng uốn lượn ngoắt
ngoéo cuốn vào nhau với vô số râu, ria, đao lửa mềm mại tỏa ngang
tầng tầng lớp lớp tạo ra hiệu quả rất đông vui. Đáng chú ý là tay rồng
mẹ cắp nách một chú chuột trong khi chuột ta vui vẻ ngước nhìn rồng,
cong mông, vẫy đuôi như hòa vui với nhịp điệu của cả nhà rồng.
Bức thứ hai chạm nổi Chuột đùa với phượng và lân gồm một con lân
đang túm đuôi chuột nhưng lại ngoảnh mặt đi cười đắc chí; phía tận
cùng bên phải có một chuột nữa đang vờn đuôi và cánh phượng.
Như ta đã biết, Đình Bảng có niên đại gốc là 1738, được coi là điển
hình nhất của đình làng cổ Việt Nam, lại được bảo tồn gần như nguyện
vẹn đến ngày nay. Đình ra đời giữa 3 thế kỷ vàng của nghệ thuật dân
gian Việt Nam (16, 17, 18) và đạt đến đỉnh cao cổ điển của nghệ thuật
chạm khắc gỗ. Cả hai bức chạm đều còn rất nét, tạo hình mềm mại, tinh
tế, Đặc biệt bức chạm lộng còn tạo được nhiều lớp nông sâu xen kẽ hết
sức uyển chuyển. Thoạt nhìn, ta tưởng như rất rối rắm nhưng đây là bố
cục có trọng tâm: đầu rồng mẹ chính giữa, nổi cao hơn hẳn; mọi đao
lửa đều chĩa ngang sang hai bên; thần thái 3 rồng 1 chuột đều tươi vui.
Còn bức chạm nổi cho thấy một con phượng trang trí điển hình với
những đường cong tuyệt mỹ; cạnh đó, tạo dáng con chuột rất sinh
động, mềm mại mà hướng bò trên xuống rón rén thật đúng là của chuột.
Cả hai bức chạm đều bố cục chặt, khoảng hở hợp lý, cái hữu hình xen
với vô hình (khoảng trống) thật nhịp nhàng, ăn ý, những đường lượn
phân phối có trọng tâm và tỏa ra hầu khắp bề mặt ...