Danh mục

Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ_1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.63 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngay dưới thời trung đại, các học giả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đều đã nhắc đến mối quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) với Tiễn đăng tân thoại của nhà văn Trung Quốc Cù Hựu (1347-1433).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ_1 Tương đồng mô hình cốttruyện dân gian và những sángtạo trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Ngay dưới thời trung đại, các học giả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đều đã nhắcđến mối quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) với Tiễn đăng tânthoại của nhà văn Trung Quốc Cù Hựu (1347-1433). Bước sang thế kỷ XX, vấn đề cộinguồn Truyền kỳ mạn lục ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm và được học giảTrần Ích Nguyên tổng kết, xác định trên ba phương diện cơ bản: Chịu ảnh hưởngcủa Tiễn đăng tân thoại - Cải biên từ thần thoại, chí quái Việt Nam - Ghi chép lại truyềnthuyết dân gian địa phương(1). Đó là những kết quả học thuật quan trọng của chuyênngành văn học so sánh, việc tìm hiểu diễn tiến cốt truyện trong Truyền kỳ mạn lục và cácmối quan hệ văn học trong quĩ đạo văn hoá Hán dưới thời trung đại. Do mục đích và yêucầu của đề tài, ở đây chúng tôi không xét đến vấn đề cội nguồn cốt truyện mà chỉ khảosát hiện trạng đã định hình của văn bản, cái cơ cấu hình thức làm nên cốt truyện của tácphẩm. Nói cách khác, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu những đặc điểm có ý nghĩa tươngđồng giữa mô hình cốt truyện trong Truyền kỳ mạn lục với mô hình cốt truyện dân gian(chủ yếu là truyền thuyết và truyện cổ tích), từ đó xác định những sáng tạo của NguyễnDữ và đặc trưng hình thức của thể loại truyền kỳ. * Trên bình diện lý thuyết, thuật ngữ cốt truyện được xác định là “Hệ thống sự kiệncụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơbản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự vàkịch”(2). Đi sâu tìm hiểu cấu trúc cốt truyện, các nh à lý luận đặt cược vào vai trò của sựkiện, biến cố và coi đây là những đơn vị cấu trúc nền tảng, có tính bền vững. Khi t ìmhiểu vấn đề cốt truyện thời trung thế kỷ và cả ở những truyện dân gian trong hệ quichiếu cấu trúc văn bản tự sự, Iu.M. Lotman đã đi đến một nhận xét quan trọng: “Vănbản có cốt truyện được xây dựng trên cơ sở văn bản phi cốt truyện với tư cách sự phủđịnh nó. Thế giới được chia ra thành những người sống và những người chết và phânđôi bằng một ranh giới bất khả vượt qua: không thể nào còn sống mà lại tiếp xúc đượcvới người đã chết hoặc người chết không thể viếng thăm người sống. Văn bản có cốttruyện trong khi đặt ra sự ngăn cấm này đối với mọi nhân vật lại để cho một nhân vật(hay một nhóm nhân vật) không bị lệ thuộc vào nó. Enei, Telemaque hay Dante xuốngđược âm cung, người chết trong folklore hay ở các tác phẩm của Zukovxki hoặc Blokviếng thăm người sống”… Từ đây ông tiếp tục phân tích khả năng nhân vật có thể“lạc” vào một cõi khác, tạo nên biến cố và đồng thời tạo nên những chuỗi cốt truyệnmới: “Nếu giải thích cốt truyện như là biến cố được triển khai vượt qua ranh giới ngữnghĩa thì tính thuận nghịch của các cốt truyện khi ấy sẽ trở nên rõ ràng: sự vượt quacùng một ranh giới trong phạm vi của cùng một trường ngữ nghĩa có thể được khaitriển thành hai chuỗi cốt truyện nghịch chiều. Chẳng hạn bức tranh thế giới khi hàm ýphân ra hai bộ phận: người (đang sống) và không phải người (thần linh, thú dữ, ngườichết) hoặc “chúng ta” và “chúng nó” thì cũng hàm ý hai kiểu cốt truyện: con ngườivượt qua ranh giới (rừng, biển) viếng thăm thần linh ( thú dữ, người chết) trở về, cómang theo cái gì đó; thần linh (thú dữ, người chết) cũng vượt ranh giới (rừng, biển)viếng thăm con người và trở về, mang theo một cái gì đó”(3)... Chúng tôi thấy rằngnhững chỉ dẫn trên đây thực sự thích dụng với việc khảo s át những tương đồng giữamô hình cốt truyện văn học dân gian và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. * Trên tổng thể, tất cả 20 truyện trong Truyền kỳ mạn lục đều xuất hiện sự kiệnnhân vật chính gặp gỡ một nhân vật ma quái khác, rời bỏ nơi ở của mình tìm đến mộtkhông gian xa lạ khác, kết thúc bao giờ cũng là sự giải thoát, thức tỉnh của các nhânvật trước “bức tranh vân cẩu” c õi nhân thế, hoặc nhân vật chính được đạo sĩ cứu thoáttrở lại cõi đời, hoặc hoá thân sang một kiếp đời khác. Đối với phần lớn các truyện,ngay sau khi giới thiệu nhân vật thì biến cố liền xảy ra và lôi cuốn nhân vật chính vàodòng xoáy của các sự kiện, tạo nên các tình tiết, chi tiết, hành động, cốt truyện. Thôngthường, biến cố đóng vai trò quyết định tạo tác, khởi động và vận hành hệ thống cốttruyện chính là những giấc mơ, sự gặp gỡ và lạc bước đến một không gian xa lạ, huyềnảo nào khác. Một số truyện kéo dài dung lượng mô tả đời sống hiện thực và đến nửaphần sau mới nảy sinh biến cố, do đó cốt truyện và hành động nhân vật trong thế giớiảo bị co hẹp lại, có khi chỉ còn mấy dòng giới thiệu vắn tắt, thoáng qua (Chuyện ngườinghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện nàng Túy Tiêu, Chuyện Lệ Nương…). Tương đồng với truyện dân gian, mô tip giấc mơ xuất hiện không nhiều nhưnglại rất tiêu biểu cho việc tạo dựng cốt truyện trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: