Trong mỹ thuật truyền thống, cùng với những phường thợ, những nghệ nhân còn lưu tên tuổi, biết bao nghệ nhân tài giỏi khuyết danh đã tạc nên bộ tượng La Hán chùa Tây Phương, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp. Nổi danh xứ Đông là các phường thợ làm tượng gỗ sơn Hà Cầu, Bảo Động, Mai Yên nay thuộc xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng, đã có ngót trăm năm cha truyền con nối. Bao phủ quanh nghề tạc tượng gỗ Đồng Minh là những truyền thuyết, những giai thoại về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tượng gỗ Đồng Minh
Tượng gỗ Đồng Minh
Trong mỹ thuật truyền thống, cùng với những phường thợ, những nghệ
nhân còn lưu tên tuổi, biết bao nghệ nhân tài giỏi khuyết danh đã tạc
nên bộ tượng La Hán chùa Tây Phương, tượng Quan Âm nghìn mắt
nghìn tay chùa Bút Tháp. Nổi danh xứ Đông là các phường thợ làm
tượng gỗ sơn Hà Cầu, Bảo Động, Mai Yên nay thuộc xã Đồng Minh,
huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng, đã có ngót trăm năm cha truyền con
nối. Bao phủ quanh nghề tạc tượng gỗ Đồng Minh là những truyền
thuyết, những giai thoại về những người thợ dân gian tài hoa yêu nghề
say đắm, tiêu biểu là hai dòng họ Tô và họ Hoàng.
Tượng cổ tại Đồng Minh
Người Bảo Hà xã Đồng Minh còn kể về cụ tổ nghề tạc tượng của họ là
cụ Nguyễn Công Huệ sinh vào khoảng TK 15, bắt đầu của triều đại nhà
Lê. Cụ lang thang đi kiếm sống bốn phương mong học lấy một hai
nghề độ thân. Cụ đã mang về quê hương nghề tạc tượng, nghề ngải cứu
và dệt vải. Trên bốn trăm pho tượng của Đồng Minh còn lại hiện giờ,
tượng cụ tổ Nguyễn Công Huệ vẫn được các phường thợ suy tôn.
Tượng cụ ngồi thoải mái, chân đi đất, một chân co lên, một bên áo tụt
xuống quá vai, áo phanh hở toàn bộ ngực và bụng, nét mặt đạo mạo,
phơ phất ba chòm râu, một tay đặt lên đùi, một tay vòng qua đầu gối.
Tượng sơn phủ hoàn kim, tỷ lệ người cân xứng, nếp vải quần áo được
khắc tả mềm mại, theo kiểu ước lệ của kinh nghiệm dân gian để diễn
đạt phần mặt và thân thể khá chuẩn xác, mang rõ nét sự quan sát nghiên
cứu từ thực tế. Đây là một trong những pho tượng đẹp nhất của Đồng
Minh.
Truyền thuyết về cụ tổ Tô Phú Vượng, người đứng đầu dòng thợ họ Tô,
vốn là bố vợ cụ Hoàng Đình Ức, người đứng đầu dòng thợ họ Hoàng.
Tài nghệ của hai cha con được loan truyền đến tận Thăng Long. Vua
Lê Cảnh Hưng (TK 18) cho sứ giả mời hai người lên kinh đô để chạm
khắc ngai vàng. Khi ngai vàng được làm xong, cụ Tô Phú Vượng vốn
tính phóng khoáng chẳng kiêng nể phép tắc triều đình, cụ trèo lên ngai
ngồi thử tác phẩm của mình. Hành động đó có kẻ mách đến tai vua.
Vua Lê Cảnh Hưng truyền cho băt hai cha con cụ Tô Phú Vượng hạ
ngục.
Ở trong ngục thất, thời gian đằng đẵng. Buồn bực, nhân tìm thấy hạt
thóc còn sót ở chiếc chổi lúa, người nghệ nhân tài hoa đó bèn dùng
móng tay khắc hạt gạo thành con voi có đủ vòi và đuôi. Việc ấy cũng
lại đến tai vua. Cảm phục tài năng kỳ diệu của nghệ nhân, vua Lê Cảnh
Hưng hạ lệnh thả hai cha con ra. Cụ Tô là người can tội phạm thượng
lại được phong Kỳ tài hầu, nhưng không được hưởng lộc.
Thời gian sau, cụ Hoàng Đình Ức muốn tỏ lòng biết ơn nhà vua, đã
dùng trí nhớ tạc lại nét mặt của vua Lê Cảnh Hưng tạo thành nét mặt
tượng Ngọc Hoàng đặt tại chùa làng Đông Cao (nay thuộc Ninh Giang,
Hải Dương). Chân dung ấy giống đến nỗi nhà vua cảm phục sắc phong
cho cụ Hoàng Đình Ức chức cục phó cục tạc tượng của triều đình. Tờ
sắc phong ngày nay con cháu cụ còn lưu giữ được. Riêng kinh nghiệm
tạc tượng về tỷ lệ được đúc kết gói gọn trên một thanh tre gọi là
Thước tầm.
Với quan niệm chạm khắc nhân vật giống thực, tượng Quan văn mặt
điềm đạm hơi ngửng lên, chòm râu buông rủ, miệng như muốn nói một
điều gì. Cặp mắt nhỏ của người nhiều cơ mưu, khăn áo sinh động với
những nếp vải được thâm diễn đã được quan sát ký từ thực tế. Tượng
Phật Bà cũng một xu hướng ấy, nét mặt Phật Bà khác với các tượng
xưa ở ta cũng như ở nhiều nước phương Đông theo một công thức về
mắt, môi, cổ, tai... Tượng Phật Bà của nghệ nhân Đồng Minh nét mặt
giống như một sư bà trong cuộc đời thực, phúc hậu và thanh khiết rất
dân gian Việt Nam.
Xu hướng thứ hai trong các phường tạc tượng ở Đồng Minh là cách
nhìn nhân vật khi tạo hình, tạo ấn tượng, ước lệ tự do, hồn nhiên, giống
như quan niệm của các nghệ nhân đã chạm khắc đình làng ở các thế kỷ
16,17,18: mộc mạc, chất chứa nhiều cảm xúc chân thực. Các tượng tạc
nô bộc ở Đồng Minh khỏe mạnh, hóm hỉnh, tươi vui đang quỳ dâng
rượu, bụng phưỡn ra, chiếc khố hờ hững làm người nô bộc như cố khép
đùi lại cho kín, vì vậy mông cong lên, miệng thì cười tủm tỉm, đầy vẻ
trào lộng, khác hẳn so với những tượng thờ ở chốn tôn nghiêm. Cách
nhìn này gần gũi với các con rối nước cũng của Đồng Minh với những
khối mảng dứt khoát, mạnh bạo.
Số lượng tượng phong phú của Đồng Minh còn lại ở nhiều giai đoạn đã
chứng tỏ người nghệ sĩ dân dan đã quan sát nghiên cứu từ những mẫu
thực của cộc đời, có cá tính và đặc điểm tâm lý, với những biểu hiện
hồn nhiên, chân thực như tâm tư tình cảm tự nhiên, bộc trực của người
lao động. Truyền thống tay nghề điêu luyện ấy góp mặt cùng với những
tác phẩm điêu khắc vô giá đóng góp vô cùng to lớn vào kho tàng mỹ
thuật Việt Nam.
...