Danh mục

TƯƠNG LAI CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.03 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây là bài nói chuyện của Giáo sư Barber trong buổi hội thảo về Xã hội Dân sự do Civnet tổ chức năm 1997. Bài này được đăng lại trong Tập san Xã hội Dân sự, bộ I, số 1, năm 1997. Những chỗ in nghiêng trong bản dịch là của người dịch để nhấn mạnh. Tôi xin chân thành cám ơn Penn Kemble, Joseph Duffey và Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ đã mời tôi đến nói chuyện ngày hôm nay, dù biết tôi là một người hay "kiếm chuyện," một người mà hầu như chẳng khi nào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TƯƠNG LAI CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ TƯƠNG LAI CỦA XÃ HỘI DÂN SỰĐây là bài nói chuyện của Giáo sư Barber trong buổi hội thảo về Xã hội Dân sự doCivnet tổ chức năm 1997. Bài này được đăng lại trong Tập san Xã hội Dân sự, bộI, số 1, năm 1997. Những chỗ in nghiêng trong bản dịch là của người dịch để nhấnmạnh.Tôi xin chân thành cám ơn Penn Kemble, Joseph Duffey và Cơ quan Thông tinHoa Kỳ đã mời tôi đến nói chuyện ngày hôm nay, dù biết tôi là một người haykiếm chuyện, một người mà hầu như chẳng khi nào dùng những mỹ từ sáo rỗngkhi nói về dân chủ. Tôi thì lại nghĩ rằng họ khuyến khích tôi tới chỉ vì họ hiểurằng, trên tất cả mọi thứ, dân chủ tức là kiếm chuyện, là đặt vấn đề, là đươngđầu với quyền lực, là thách thức các giáo điều, ngay cả đó chính là giáo điều dânchủ. Và bởi vì họ đánh giá đúng đắn rằng sau hơn 200 năm, người Mỹ cũng khôngnhất thiết đã tiến gần hơn tới việc thực thi được hoàn toàn dân chủ so với nhữngnước chỉ mới có hai mươi hay chỉ hai năm kinh nghiệm về dân chủ. Những vấn đềvề sắc tộc và giai cấp vẫn còn gây nhức nhối cho nước Mỹ. Penn Kemble, ngàyhôm qua, đã yêu cầu những người trong hội trường này giơ tay lên nếu trong nướccủa họ vẫn còn có xung đột về sắc tộc. Tôi là một trong những người đó.Chính vì bản chất của nó mà dân chủ là một tiến trình của một cuộc thử nghiệmđang diễn ra, chứ không phải là cứu cánh hay là một tập hợp các giáo điều cứngngắc.Nếu chúng ta, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, không tiếp tục gìn giữ nó, thì nhữnglý tưởng dân chủ sẽ trở nên chẳng khác gì các ý thức hệ khác. Một xã hội mở cónghĩa là một xã hội không bao giờ có sự chấm dứt thảo luận. Một xã hội mở ra chocác thách thức và phê phán. Khi một nước tuyên bố rằng công cuộc xây dựng dânchủ tại đó đã xong, thì điều đó cũng có nghĩa là nền dân chủ cũng đã chấm dứt tạiđó. Trong tinh thần hoài nghi của dân chủ, tôi muốn đặt ra một số vấn đề khó khănmà chúng ta, những nhà giáo dục, phải đối diện. Đây là những vấn đề mà câu trảlời sẽ ảnh hưởng đến tất cả những người dân chủ, thế hệ già cũng như trẻ. Sau đâylà 4 vấn đề có liên quan với nhau.Thứ nhất: dân chủ có xuất cảng được không? Liệu dân chủ có phải là một mónhàng mà người ta có thể gửi qua đường bưu điện, hay qua FedEx hay qua điện thưtới những người không có nó chăng?Thứ hai: Có phải dân chủ chỉ là một chức năng của định chế chính trị và là mộthiến pháp được viết thành văn cùng với đạo luật về dân quyền? Có phải tự do cóthể chiến thắng được bằng cách viết ra hay đi mượn một hiến pháp của người kháchay chế tạo ra một mô hình quốc hội?Thứ ba: Có phải dân chủ đồng nghĩa với thị trường không? Có chắc là sự thất bạicủa chủ nghĩa cộng sản và sự đắc thắng của chủ nghĩa tư bản sẽ đưa đến việc thiếtlập thể chế dân chủ hay không?Và thứ tư: Có phải dân chủ được thiết lập nhờ vào sự lãnh đạo kiên quyết củanhững chính trị gia anh hùng, hay những nhà lãnh đạo lỗi lạc như Churchills, deGaulles, Roosevelts, và Havels?Câu trả lời ngắn gọn của tôi cho các câu hỏi đó là: không, không, không, vàkhông...Niềm tin cho rằng dân chủ là món hàng có thể xuất cảng được là huyền thoại thứnhất; cho rằng dân chủ chỉ là một hình thức của chính quyền là huyền thoại thứhai; cho rằng dân chủ thoát thai từ chủ nghĩa tư bản là huyền thoại thứ ba; chorằng dân chủ được thiết lập nhờ các nhà lãnh đạo anh hùng là huyền thoại thứ tư,và bốn huyền thoại này là những huyền thoại có sức quyến rũ nguy hiểm đối vớinhững nhà dân chủ tương lai. Tôi sẽ nói một chút về mỗi huyền thoại này.Về huyền thoại thứ nhất, thực ra chúng ta--những người Mỹ, Tây Âu, chứ khôngphải những người ở Đông Âu, Nga, Phi châu, và Á châu cùng với các nước đangcó chuyển biến xã hội--mới là những người cần nhớ là dân chủ chưa bao giờ làmột món quà của một dân tộc này trao cho dân tộc khác, mà nó là một kết quả rấttốn kém giành được từ những cuộc đấu tranh gian lao tại địa phương. Dân chủ làkết quả giành được, chứ không phải là món quà để cho, đó cũng là điều mà rấtnhiều quý vị ngồi đây đã chứng minh, cũng như nước Mỹ đã chứng minh cho cảthế giới hơn hai trăm năm trước đây.Hơn nữa, dù cho những cuộc đấu tranh cho dân chủ ở khắp nơi đều được đặt trêncăn bản của những lý tưởng đã được chấp nhận trên toàn thế giới, các cuộc đấutranh này và các chế độ dân chủ khi đ ược hình thành cũng rất khác nhau. Trongnhững năm trước khi cuộc cách mạng tại Mỹ xảy ra, các tiểu bang theo Thanhgiáo như tại Massachussetts, cấp tiến như tại Pennsylvania và những tiểu bang cónô lệ tại miền Nam đều có những hệ thống chính trị khác nhau. V à những định chếchính trị địa phương của chúng ta ngày nay thể hiện sự khác biệt này. Cây dân chủmọc lên khác nhau theo từng xứ, và ở mỗi nước, cây dân chủ trưởng thành khácnhau. Người dân Thụy sĩ coi trọng quyền của cộng đồng hơn quyền của cá nhân.Anh quốc không có sự phân quyền rõ rệt, trong khi người Mỹ lại cho rằng khôngthể tách rời sự phân quyền ra khỏi ch ...

Tài liệu được xem nhiều: